Điện lực Hòa Bình tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện đến hộ nuôi tôm

Để đảm bảo cung cấp điện cho các khách hàng trên địa bàn có sử dụng điện phục vụ nuôi tôm, Điện lực Hòa Bình đã xây dựng và thực hiện các kế hoạch cung cấp điện hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu nuôi tôm của người dân. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm CN-BCN.
Hiện nay, Điện lực Hòa Bình có gần 2.000 khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm. Qua thống kê, đơn vị nhận thấy hầu hết khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm còn dùng các động cơ tạo oxy đã được quấn lại, xuất xứ không rõ ràng.
Cách thức truyền động thô sơ bằng các ổ trục bằng gỗ với ma sát lớn, các thanh truyền động dài làm tốn hao công suất. Bên cạnh đó, không ít người còn sử dụng các loại đèn compact chất lượng kém, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng để thắp sáng khu vực sản xuất. Những nguyên nhân trên góp phần làm tổn hao điện năng cho khách hàng, làm cho hiệu suất làm việc của thiết bị kém, gián tiếp gây áp lực cung cấp điện lên ngành Điện lực.
Từ những vấn đề trên, Điện lực Hòa Bình đã hướng dẫn khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm CN-BCN theo cách tiết kiệm; khuyến khích từng bước thay thế các động cơ công nghệ cũ, xuất xứ không rõ ràng bằng các động cơ có nhãn tiết kiệm năng lượng; hướng dẫn khách hàng thay thế các ổ trục gỗ bằng các ổ trục cơ khí để giảm ma sát. Hàng tháng, ngành Điện lực huyện triển khai kiểm tra sử dụng điện đối với khách hàng sử dụng điện nuôi tôm.
Qua đó dễ dàng phát hiện những lỗi khiến việc sử dụng điện vừa không tiết kiệm lại ít an toàn. Phát hiện, phân tích cho khách hàng thấy được các nguy cơ tiềm ẩn của việc chỉ kéo một dây pha và đóng cọc đất để phục vụ các thiết bị điện. Hướng dẫn cho khách hàng kéo dây pha và dây trung tính từ nguồn điện và đóng tiếp đất; khuyến khích khách hàng sử dụng các loại CB chống giật để hạn chế tai nạn điện. Chỉ tính trong năm 2014, Điện lực Hòa Bình đã tổ chức hàng chục cuộc tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến 100% các xã thuộc huyện.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, Điện lực Hòa Bình từng bước nâng cao ý thức của các khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời nâng cao ý thức của khách hàng về việc xây dựng và vận hành hệ thống điện phục vụ nuôi tôm đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả. Nắm được các số liệu về thiết bị điện hiệu suất kém của khách hàng nuôi tôm, tổng kết báo cáo về cấp trên để có hướng hỗ trợ khách hàng thay thế các thiết bị này.
Với đặc điểm của Bạc Liêu có khá nhiều khu vực nuôi tôm CN-BCN, mô hình tiết kiệm điện của Điện lực Hòa Bình là một mô hình hay, cần nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng như ở Sóc Trăng nhiều trà lúa hè thu đang bước vào giai đoạn làm đòng và trổ bông, đây là giai đoạn cực trọng liên quan tới năng suất lúa. Việc giữ cho cây lúa sạch bệnh, không bị sâu hại tấn công sẽ giúp lúa đạt năng suất cao.

Đưa chúng tôi đi quanh khu vườn bưởi lởm chởm đá nhưng cây nào cũng trĩu quả ông Nguyễn Văn Minh, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối, (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) kể: Trước đây, khu này là bãi khai thác đá quặng. Sau khi khai thác hết, tôi mua lại. Đất ở đây rất xấu, lượt đất màu chỉ chừng 20 - 30cm đào xuống dưới là toàn đá.

Nhờ chuyển một số diện tích lúa 1 vụ, cho năng suất thấp sang mô hình trồng các loại cây có giá trị kinh tế kết hợp nuôi cá…, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã mang lại doanh thu cao, tăng thu nhập cho các thành viên trong HTX.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, thường xuyên theo dõi diễn biến các đối tượng dịch bệnh gây hại lúa. Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố hướng dẫn nông dân phun xịt thuốc phòng trừ rầy nâu theo nguyên tắc “4 đúng” để bảo vệ các trà lúa hè thu.

Cơ sở Sản xuất rau an toàn Tiến Huy ở thôn Định An, xã Hiệp An (Đức Trọng - Lâm Đồng) đã hợp tác với nông dân xây dựng khép kín mô hình sản xuất luân canh các giống rau chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường, góp phần ổn định thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất quanh vùng.