Điện lực Hòa Bình tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện đến hộ nuôi tôm

Để đảm bảo cung cấp điện cho các khách hàng trên địa bàn có sử dụng điện phục vụ nuôi tôm, Điện lực Hòa Bình đã xây dựng và thực hiện các kế hoạch cung cấp điện hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu nuôi tôm của người dân. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm CN-BCN.
Hiện nay, Điện lực Hòa Bình có gần 2.000 khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm. Qua thống kê, đơn vị nhận thấy hầu hết khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm còn dùng các động cơ tạo oxy đã được quấn lại, xuất xứ không rõ ràng.
Cách thức truyền động thô sơ bằng các ổ trục bằng gỗ với ma sát lớn, các thanh truyền động dài làm tốn hao công suất. Bên cạnh đó, không ít người còn sử dụng các loại đèn compact chất lượng kém, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng để thắp sáng khu vực sản xuất. Những nguyên nhân trên góp phần làm tổn hao điện năng cho khách hàng, làm cho hiệu suất làm việc của thiết bị kém, gián tiếp gây áp lực cung cấp điện lên ngành Điện lực.
Từ những vấn đề trên, Điện lực Hòa Bình đã hướng dẫn khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm CN-BCN theo cách tiết kiệm; khuyến khích từng bước thay thế các động cơ công nghệ cũ, xuất xứ không rõ ràng bằng các động cơ có nhãn tiết kiệm năng lượng; hướng dẫn khách hàng thay thế các ổ trục gỗ bằng các ổ trục cơ khí để giảm ma sát. Hàng tháng, ngành Điện lực huyện triển khai kiểm tra sử dụng điện đối với khách hàng sử dụng điện nuôi tôm.
Qua đó dễ dàng phát hiện những lỗi khiến việc sử dụng điện vừa không tiết kiệm lại ít an toàn. Phát hiện, phân tích cho khách hàng thấy được các nguy cơ tiềm ẩn của việc chỉ kéo một dây pha và đóng cọc đất để phục vụ các thiết bị điện. Hướng dẫn cho khách hàng kéo dây pha và dây trung tính từ nguồn điện và đóng tiếp đất; khuyến khích khách hàng sử dụng các loại CB chống giật để hạn chế tai nạn điện. Chỉ tính trong năm 2014, Điện lực Hòa Bình đã tổ chức hàng chục cuộc tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến 100% các xã thuộc huyện.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, Điện lực Hòa Bình từng bước nâng cao ý thức của các khách hàng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời nâng cao ý thức của khách hàng về việc xây dựng và vận hành hệ thống điện phục vụ nuôi tôm đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả. Nắm được các số liệu về thiết bị điện hiệu suất kém của khách hàng nuôi tôm, tổng kết báo cáo về cấp trên để có hướng hỗ trợ khách hàng thay thế các thiết bị này.
Với đặc điểm của Bạc Liêu có khá nhiều khu vực nuôi tôm CN-BCN, mô hình tiết kiệm điện của Điện lực Hòa Bình là một mô hình hay, cần nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.

Phần lớn nhu cầu gia tăng từ nay tới 2018 sẽ đến từ lĩnh vực hóa chất. Các nhà nhập khẩu khó tính rất ưa chuộng muối Việt Nam nhờ sản xuất bằng phương pháp thủ công.

6 tháng đầu năm 2014, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 5.465,3 ha với các loại cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, mía và một số cây trồng khác, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, huyện cũng đảm bảo diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân, tăng 0,47% so với kế hoạch; tiêu thụ tốt sản phẩm mía lưu vụ năm 2013 với giá trị đạt trên 150 triệu đồng/ha.

Giữa cánh đồng rau xanh của người dân ở thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, Đơn Dương là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Nguyễn Hữu Tuấn. Với quy mô nuôi hơn 100 bò sữa, anh Nguyễn Hữu Tuấn được mệnh danh là “Vua bò sữa” ở xứ rau Đơn Dương.

Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.