Điển Hình Xây Dựng Cơ Sở Hội Vững Mạnh

Hưởng ứng phong trào của Hội ND TP.Hà Nội, Hội ND huyện Từ Liêm đã chọn xã Minh Khai xây dựng tổ chức hội vững mạnh điển hình.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.
Không chỉ coi trọng số lượng, Hội đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hội viên vaf trình độ cán bộ hội. 100% số cán bộ hội cơ sở, chi hội được bồi dưỡng nghiệp vụ. Một trong những giải pháp để thu hút hội viên là Hội đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ ND. Đến nay, Hội đã lập được 5 dự án vay vốn tín chấp cho 138 hộ vay với số vốn 1,1 tỷ đồng, nâng tổng số vốn cho hội viên vay là 2,6 tỷ đồng đầu tư sản xuất.
Cùng với tạo vốn, Hội vận động ND chuyển từ trồng lúa sang trồng rau màu, cây ăn quả. Trong tổng số 275ha đất nông nghiệp, thì diện tích trồng hoa chiếm 80ha, cây ăn quả 58ha.
Dẫn chúng tôi thăm đồng hoa của gia đình bà Phạm Thị Mười (thôn Văn Trì), ông Quyền cho biết, trước đây nơi này là những cánh đồng lúa. Cũng như nhiều hộ trong xã, năm 2006, gia đình bà Mười chuyển sang trồng hoa và rau quả. “Trồng hoa hiệu quả tăng gấp 3-5 lần trồng lúa” - bà Mười chia sẻ. Ngoài 1 mẫu trồng hoa theo mùa, gia đình bà Mười còn trồng 5 sào bưởi. Từ rau, cây ăn quả và hoa, mỗi năm gia đình bà có gần 100 triệu đồng.
Cùng thôn Vân Trì, gia đình anh Đặng Văn Tuân trồng 3 sào bưởi và hơn 1 mẫu hoa cúc, hoa lan. Anh Tuân cho hay: “Trồng hoa và cây ăn quả không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần đảm bảo theo quy trình kỹ thuật là ổn mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn hẳn trồng lúa. Nếu so với mức thu nhập của xã ven đô thì gia đình tôi cũng có của ăn của để”. Ông Quyền phấn khởi thông tin, xã Minh Khai đang hoàn tất thủ tục để đón bằng công nhận xã nông thôn mới. Thành tích này có công không nhỏ của Hội ND và hội viên ND trong xã.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.

Không ít nông dân ở vùng nguyên liệu mía thuộc huyện Long Phú, Cù Lao Dung chán nản, không còn mặn mà trồng mía nữa, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm, họ thuê máy cuốc đào phá bỏ ruộng mía, làm ao nuôi tôm.

Cá chình là một trong những đối tượng nuôi được đánh giá là mang lại lợi ích kinh tế khá cao, hiện đang được các nước đầu tư nuôi theo hướng công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sau thời gian khá dài bị cơ quan chức năng truy quét, xử lý nghiêm theo Chỉ thị số 11 của UBND tỉnh Khánh Hòa, tình trạng đặt bẫy nhử tôm hùm con ở khu vực biển ven bờ thuộc vịnh Nha Trang có dấu hiệu chìm lắng. Tuy nhiên, đầu năm 2014, do nguồn tôm hùm giống khan hiếm, giá cả tăng cao nên không ít người đã quay lại làm nghề này trong khu vực cấm…

Đầu tháng 4/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ tổ chức diễn đàn “Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương” tại Phú Yên. Việc tổ chức diễn đàn này nhằm giúp ngư dân nâng cao chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch.