Điển Hình Xây Dựng Cơ Sở Hội Vững Mạnh

Hưởng ứng phong trào của Hội ND TP.Hà Nội, Hội ND huyện Từ Liêm đã chọn xã Minh Khai xây dựng tổ chức hội vững mạnh điển hình.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.
Không chỉ coi trọng số lượng, Hội đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hội viên vaf trình độ cán bộ hội. 100% số cán bộ hội cơ sở, chi hội được bồi dưỡng nghiệp vụ. Một trong những giải pháp để thu hút hội viên là Hội đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ ND. Đến nay, Hội đã lập được 5 dự án vay vốn tín chấp cho 138 hộ vay với số vốn 1,1 tỷ đồng, nâng tổng số vốn cho hội viên vay là 2,6 tỷ đồng đầu tư sản xuất.
Cùng với tạo vốn, Hội vận động ND chuyển từ trồng lúa sang trồng rau màu, cây ăn quả. Trong tổng số 275ha đất nông nghiệp, thì diện tích trồng hoa chiếm 80ha, cây ăn quả 58ha.
Dẫn chúng tôi thăm đồng hoa của gia đình bà Phạm Thị Mười (thôn Văn Trì), ông Quyền cho biết, trước đây nơi này là những cánh đồng lúa. Cũng như nhiều hộ trong xã, năm 2006, gia đình bà Mười chuyển sang trồng hoa và rau quả. “Trồng hoa hiệu quả tăng gấp 3-5 lần trồng lúa” - bà Mười chia sẻ. Ngoài 1 mẫu trồng hoa theo mùa, gia đình bà Mười còn trồng 5 sào bưởi. Từ rau, cây ăn quả và hoa, mỗi năm gia đình bà có gần 100 triệu đồng.
Cùng thôn Vân Trì, gia đình anh Đặng Văn Tuân trồng 3 sào bưởi và hơn 1 mẫu hoa cúc, hoa lan. Anh Tuân cho hay: “Trồng hoa và cây ăn quả không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần đảm bảo theo quy trình kỹ thuật là ổn mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn hẳn trồng lúa. Nếu so với mức thu nhập của xã ven đô thì gia đình tôi cũng có của ăn của để”. Ông Quyền phấn khởi thông tin, xã Minh Khai đang hoàn tất thủ tục để đón bằng công nhận xã nông thôn mới. Thành tích này có công không nhỏ của Hội ND và hội viên ND trong xã.
Có thể bạn quan tâm

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

Do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12.000 ha lúa thiếu nước. Ngành NN- PTNT đang chỉ đạo các Cty thủy nông thực hiện việc bơm nước liên tục để cứu lúa.

Đi khắp vùng bãi dọc sông Lam huyện Hưng Nguyên, vùng đồi núi của Nam Đàn, hay những diện tích lạc vùng đất cát pha Nghi Lộc, tất cả là một màu vàng trắng do cháy của ngô, màu xanh héo rũ xơ xác của lạc. Đã lâu lắm, chưa bao giờ cây màu vụ xuân của tỉnh Nghệ An đối mặt với hạn hán khốc liệt và thiệt hại nặng nề đến thế.

Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2012. Theo đó, hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái.