Điển Hình Xây Dựng Cơ Sở Hội Vững Mạnh

Hưởng ứng phong trào của Hội ND TP.Hà Nội, Hội ND huyện Từ Liêm đã chọn xã Minh Khai xây dựng tổ chức hội vững mạnh điển hình.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội ND xã Minh Khai cho biết: Hội ND xã đã sớm về đích chi hội, cơ sở hội khá, vững mạnh với nhiều tiêu chí đạt trên 100% chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể, Hội ND đã phát triển được 40 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.448; 4/4 chi hội đạt vững mạnh xuất sắc.
Không chỉ coi trọng số lượng, Hội đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hội viên vaf trình độ cán bộ hội. 100% số cán bộ hội cơ sở, chi hội được bồi dưỡng nghiệp vụ. Một trong những giải pháp để thu hút hội viên là Hội đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ ND. Đến nay, Hội đã lập được 5 dự án vay vốn tín chấp cho 138 hộ vay với số vốn 1,1 tỷ đồng, nâng tổng số vốn cho hội viên vay là 2,6 tỷ đồng đầu tư sản xuất.
Cùng với tạo vốn, Hội vận động ND chuyển từ trồng lúa sang trồng rau màu, cây ăn quả. Trong tổng số 275ha đất nông nghiệp, thì diện tích trồng hoa chiếm 80ha, cây ăn quả 58ha.
Dẫn chúng tôi thăm đồng hoa của gia đình bà Phạm Thị Mười (thôn Văn Trì), ông Quyền cho biết, trước đây nơi này là những cánh đồng lúa. Cũng như nhiều hộ trong xã, năm 2006, gia đình bà Mười chuyển sang trồng hoa và rau quả. “Trồng hoa hiệu quả tăng gấp 3-5 lần trồng lúa” - bà Mười chia sẻ. Ngoài 1 mẫu trồng hoa theo mùa, gia đình bà Mười còn trồng 5 sào bưởi. Từ rau, cây ăn quả và hoa, mỗi năm gia đình bà có gần 100 triệu đồng.
Cùng thôn Vân Trì, gia đình anh Đặng Văn Tuân trồng 3 sào bưởi và hơn 1 mẫu hoa cúc, hoa lan. Anh Tuân cho hay: “Trồng hoa và cây ăn quả không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần đảm bảo theo quy trình kỹ thuật là ổn mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn hẳn trồng lúa. Nếu so với mức thu nhập của xã ven đô thì gia đình tôi cũng có của ăn của để”. Ông Quyền phấn khởi thông tin, xã Minh Khai đang hoàn tất thủ tục để đón bằng công nhận xã nông thôn mới. Thành tích này có công không nhỏ của Hội ND và hội viên ND trong xã.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.

Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.

Huyện Phụng Hiệp là vùng trồng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh, chiếm hơn 2/3 diện tích mía toàn tỉnh. Nhưng do địa hình trũng thấp nên hàng năm, nông dân ở đây phải lo thu hoạch mía chạy lũ mỗi khi mùa nước nổi đổ về. Đây cũng chính là lý do khiến nông dân không thể áp dụng một số giải pháp để hạ giá thành sản xuất, điển hình là mô hình trồng mía lưu gốc.

Theo nhiều nhà vườn trồng dừa tại tỉnh Bến Tre cho biết, cây dừa là cây trồng ít sâu bệnh nhưng thời gian gần đây đã có nhiều đối tượng dịch hại tấn công và ngày càng phát triển mạnh như: bọ vòi voi, bọ cánh cứng, sâu đục trái,… và mới nhất là loài côn trùng lạ gây chết cả cây dừa.

Bên cạnh đó, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định, không xuất hiện dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 9.984 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ; tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác ước đạt 22 nghìn tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Tổng diện tích rừng sản xuất trồng mới ước đạt gần 7.073 ha, tăng 8,7% so với cùng kỳ; tổng sản lượng gỗ khai thác ước đạt trên 250 nghìn m3 , tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước...