Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm tựa của nhà nông Hà Tĩnh

Điểm tựa của nhà nông Hà Tĩnh
Ngày đăng: 06/10/2015

Cửa hàng nông sản thực phẩm của Hội Nông dân Hà Tĩnh đi vào hoạt động đã trở thành địa chỉ mua sắm tin cậy cho đông đảo nhân dân trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Hàng hóa được bày bán là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: gạo, rau - củ - quả, nấm, hàng hải sản chế biến cùng một số đặc sản khác gồm bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cam bù Hương Sơn, cu đơ, nhung hươu…

Chị Lê Thị Hương (xã Cẩm Thành - Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Sau gần 2 năm hợp đồng với cửa hàng nông sản thực phẩm Hội Nông dân, chúng tôi phấn khởi khi lượng lớn gạo sản xuất trên địa bàn Cẩm Xuyên được xuất ra thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn”.

“Thực tế cho thấy, cửa hàng đã khâu nối, tiêu thụ lượng lớn hàng hóa sản xuất trong tỉnh, tạo động lực cho nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, quy mô của cửa hàng chưa tương xứng với tiềm năng.

Để mở rộng kênh tiêu thụ, hội đã tổ chức khởi công cửa hàng nông sản với nguồn đầu tư 450 triệu đồng.

Công trình hoàn thành sẽ mở rộng quy mô, nâng tầm thương hiệu giúp giới thiệu, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhà nông và đưa sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tới tay người tiêu dùng theo tinh thần cuộc vận động

“Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, người Hà Tĩnh ưu tiên sử dụng sản phẩm trong tỉnh” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Nhuần nhấn mạnh.

 

Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Hội Nông dân sẽ thành lập 39 tổ hợp tác liên kết nhằm nhân rộng các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong ảnh: Lãnh đạo Hội nông dân và Miatrco Hà Tĩnh kiểm tra sản phẩm trước khi xuất ra thị trường.

Cùng với chuỗi cửa hàng nông sản, thực phẩm, thời gian qua, Hội Nông dân Hà Tĩnh còn chú trọng phát triển các tổ chăn nuôi liên kết.

Tổ hợp tác chăn nuôi bò liên kết xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) vừa hình thành là mô hình điểm thực hiện giai đoạn II của dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao liên kết với Mitraco Hà Tĩnh.

Tham gia nuôi bò gia công, các hộ được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng; kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi, chăm sóc và phòng bệnh cho bò. Đây là cơ sở quan trọng để các hộ áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, tiến tới xây dựng mô hình kiểu mẫu để nông dân trong tỉnh tham quan, học tập, nhân rộng.

Ông Võ Văn Lưu - Phó Tổng Giám đốc Mitraco Hà Tĩnh cho biết:

“Để thực hiện tốt mô hình điểm tại xã Thạch Hạ, doanh nghiệp sẽ phối hợp tích cực trong công tác tuyên truyền, tăng cường tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo công nghệ Tây Ban Nha, cung ứng giống cỏ và kỹ thuật trồng, cung ứng giống bê theo thời gian quy định và tư vấn, hướng dẫn trong suốt quá trình nuôi.

Từ đây, giúp người dân thành thạo các quy trình kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao, trở thành một mắt xích trong dây chuyền chăn nuôi tiên tiến”.

“Với mục tiêu nhân rộng các mô hình liên kết, cùng với tổ hợp tác chăn nuôi bò liên kết xã Thạch Hạ, chúng tôi sẽ thành lập 39 tổ hợp chăn nuôi liên kết các loại tại Can Lộc, Vũ Quang, Kỳ Anh, Hương Khê… nhằm đón đầu nguồn giống tại các trại nái trên địa bàn” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết thêm.

 

Cán bộ Hội Nông dân Hà Tĩnh hướng dẫn thực hành lập phương pháp lập kế hoạch kinh doanh và hoạch toán kinh tế nông hộ

Song song với các nhiệm vụ trên, hội cũng tham gia tích cực công tác xây dựng nông thôn mới.

Là đơn vị đỡ đầu xã Kỳ Thư (Kỳ Anh), thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã quan tâm, đầu tư, giúp đỡ địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí để về đích trong năm 2015.

Đặc biệt, nhờ sự khâu nối của hội nông dân các cấp, Kỳ Thư đã hình thành 11 tổ hợp nông nghiệp hiệu quả, trong đó, nhiều tổ hợp liên kết cho doanh thu trên dưới 1 tỷ đồng/năm.

“Đồng hành cùng địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết và trao tặng 10 xe chở rác cho địa phương.

Đây là điều kiện thuận lợi giúp xã đảm bảo bền vững tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất và môi trường” – Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hùng khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Bất Ổn Thị Trường Nguyên Liệu Tôm Xuất Khẩu Bất Ổn Thị Trường Nguyên Liệu Tôm Xuất Khẩu

Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo sẽ cán đích trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm thẻ ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, thành quả này có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên liệu đầu vào cho chế biến tôm xuất khẩu đang thiếu trầm trọng.

29/11/2013
Nông Dân Huyện Krông Pa Được Mùa Mì Năng Suất Cao Nông Dân Huyện Krông Pa Được Mùa Mì Năng Suất Cao

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.

24/12/2013
Trồng Mía “Xương Gà” Thu Gần 190 Triệu Đồng/ha Trồng Mía “Xương Gà” Thu Gần 190 Triệu Đồng/ha

Theo tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (Lào Cai), hiện toàn huyện có gần 75 ha mía “xương gà” trồng tập trung ở xã Thanh Bình, trung bình mỗi ha mía “xương gà” thu gần 190 triệu đồng/ha.

24/12/2013
Nuôi Dê Để Cải Thiện Cuộc Sống Nuôi Dê Để Cải Thiện Cuộc Sống

Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.

29/11/2013
Ngọt Thơm Mít Long Khánh Ngọt Thơm Mít Long Khánh

Mít Long Khánh (Đồng Nai) từ lâu không còn xa lạ với giới “sành cây trái” nữa. Từ Long Khánh, những trái mít ngọt thơm đã đi khắp các tỉnh, thành. Những lúc vào mùa thu hoạch mít rộ nên con đường chính từ xã Bình Lộc, Bảo Quang ra thị xã tấp nập xe ra vào chở mít.

24/12/2013