Điểm tựa của nhà nông Hà Tĩnh

Cửa hàng nông sản thực phẩm của Hội Nông dân Hà Tĩnh đi vào hoạt động đã trở thành địa chỉ mua sắm tin cậy cho đông đảo nhân dân trên địa bàn TP Hà Tĩnh.
Hàng hóa được bày bán là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: gạo, rau - củ - quả, nấm, hàng hải sản chế biến cùng một số đặc sản khác gồm bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cam bù Hương Sơn, cu đơ, nhung hươu…
Chị Lê Thị Hương (xã Cẩm Thành - Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Sau gần 2 năm hợp đồng với cửa hàng nông sản thực phẩm Hội Nông dân, chúng tôi phấn khởi khi lượng lớn gạo sản xuất trên địa bàn Cẩm Xuyên được xuất ra thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn”.
“Thực tế cho thấy, cửa hàng đã khâu nối, tiêu thụ lượng lớn hàng hóa sản xuất trong tỉnh, tạo động lực cho nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên, quy mô của cửa hàng chưa tương xứng với tiềm năng.
Để mở rộng kênh tiêu thụ, hội đã tổ chức khởi công cửa hàng nông sản với nguồn đầu tư 450 triệu đồng.
Công trình hoàn thành sẽ mở rộng quy mô, nâng tầm thương hiệu giúp giới thiệu, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhà nông và đưa sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tới tay người tiêu dùng theo tinh thần cuộc vận động
“Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, người Hà Tĩnh ưu tiên sử dụng sản phẩm trong tỉnh” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Nhuần nhấn mạnh.
Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Hội Nông dân sẽ thành lập 39 tổ hợp tác liên kết nhằm nhân rộng các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong ảnh: Lãnh đạo Hội nông dân và Miatrco Hà Tĩnh kiểm tra sản phẩm trước khi xuất ra thị trường.
Cùng với chuỗi cửa hàng nông sản, thực phẩm, thời gian qua, Hội Nông dân Hà Tĩnh còn chú trọng phát triển các tổ chăn nuôi liên kết.
Tổ hợp tác chăn nuôi bò liên kết xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) vừa hình thành là mô hình điểm thực hiện giai đoạn II của dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao liên kết với Mitraco Hà Tĩnh.
Tham gia nuôi bò gia công, các hộ được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng; kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi, chăm sóc và phòng bệnh cho bò. Đây là cơ sở quan trọng để các hộ áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, tiến tới xây dựng mô hình kiểu mẫu để nông dân trong tỉnh tham quan, học tập, nhân rộng.
Ông Võ Văn Lưu - Phó Tổng Giám đốc Mitraco Hà Tĩnh cho biết:
“Để thực hiện tốt mô hình điểm tại xã Thạch Hạ, doanh nghiệp sẽ phối hợp tích cực trong công tác tuyên truyền, tăng cường tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo công nghệ Tây Ban Nha, cung ứng giống cỏ và kỹ thuật trồng, cung ứng giống bê theo thời gian quy định và tư vấn, hướng dẫn trong suốt quá trình nuôi.
Từ đây, giúp người dân thành thạo các quy trình kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao, trở thành một mắt xích trong dây chuyền chăn nuôi tiên tiến”.
“Với mục tiêu nhân rộng các mô hình liên kết, cùng với tổ hợp tác chăn nuôi bò liên kết xã Thạch Hạ, chúng tôi sẽ thành lập 39 tổ hợp chăn nuôi liên kết các loại tại Can Lộc, Vũ Quang, Kỳ Anh, Hương Khê… nhằm đón đầu nguồn giống tại các trại nái trên địa bàn” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết thêm.
Cán bộ Hội Nông dân Hà Tĩnh hướng dẫn thực hành lập phương pháp lập kế hoạch kinh doanh và hoạch toán kinh tế nông hộ
Song song với các nhiệm vụ trên, hội cũng tham gia tích cực công tác xây dựng nông thôn mới.
Là đơn vị đỡ đầu xã Kỳ Thư (Kỳ Anh), thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã quan tâm, đầu tư, giúp đỡ địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí để về đích trong năm 2015.
Đặc biệt, nhờ sự khâu nối của hội nông dân các cấp, Kỳ Thư đã hình thành 11 tổ hợp nông nghiệp hiệu quả, trong đó, nhiều tổ hợp liên kết cho doanh thu trên dưới 1 tỷ đồng/năm.
“Đồng hành cùng địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết và trao tặng 10 xe chở rác cho địa phương.
Đây là điều kiện thuận lợi giúp xã đảm bảo bền vững tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất và môi trường” – Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hùng khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Chất lượng tôm giống ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi. Thế nhưng hiện nay, nguồn tôm giống đạt chuẩn (trung bình khá) đáp ứng chưa được 50% nhu cầu. Nhu cầu cao nên thị trường tôm giống khá phức tạp theo kiểu “nhà nhà bán giống, người người mua giống”.

EU, Hàn Quốc đã cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Mỹ cũng đang xem xét việc này. Trong khi đó, ở nước ta, nhiều loại kháng sinh vẫn đang được trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm, trong đó, có những loại mà nhiều nước đã sớm ra lệnh cấm trước khi cấm toàn bộ các loại kháng sinh.

Sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP ở khu vực ĐBSCL được nhiều nhà vườn áp dụng thành công với giá trị, sản lượng nâng lên đáng kể và đã tiêu thụ được ở nhiều thị trường trong, ngoài nước.

Vào một đêm ở Trường Sa, con tàu của thuyền trưởng Võ Lung (xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang bật đèn để cá quy tụ. Bạn chài đều ngủ. Ông thuyền trưởng thì ôm bánh lái, tai vểnh lên dò âm thanh lạo xạo từ chiếc máy Icom. “Chỉ cần nghe có cá thu, cá ngừ trên Icom... là mình truy cho tới cùng. Nếu đoán không được thì mua tin” – anh Lung cho biết.

Những năm qua, nhờ thực hiện chính sách chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa 1 vụ không ăn chắc sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá (Thuận Thành - Bắc Ninh).