Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm tựa của nhà nông Hà Tĩnh

Điểm tựa của nhà nông Hà Tĩnh
Ngày đăng: 06/10/2015

Cửa hàng nông sản thực phẩm của Hội Nông dân Hà Tĩnh đi vào hoạt động đã trở thành địa chỉ mua sắm tin cậy cho đông đảo nhân dân trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Hàng hóa được bày bán là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: gạo, rau - củ - quả, nấm, hàng hải sản chế biến cùng một số đặc sản khác gồm bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cam bù Hương Sơn, cu đơ, nhung hươu…

Chị Lê Thị Hương (xã Cẩm Thành - Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Sau gần 2 năm hợp đồng với cửa hàng nông sản thực phẩm Hội Nông dân, chúng tôi phấn khởi khi lượng lớn gạo sản xuất trên địa bàn Cẩm Xuyên được xuất ra thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn”.

“Thực tế cho thấy, cửa hàng đã khâu nối, tiêu thụ lượng lớn hàng hóa sản xuất trong tỉnh, tạo động lực cho nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Tuy nhiên, quy mô của cửa hàng chưa tương xứng với tiềm năng.

Để mở rộng kênh tiêu thụ, hội đã tổ chức khởi công cửa hàng nông sản với nguồn đầu tư 450 triệu đồng.

Công trình hoàn thành sẽ mở rộng quy mô, nâng tầm thương hiệu giúp giới thiệu, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhà nông và đưa sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tới tay người tiêu dùng theo tinh thần cuộc vận động

“Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, người Hà Tĩnh ưu tiên sử dụng sản phẩm trong tỉnh” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Nhuần nhấn mạnh.

 

Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Hội Nông dân sẽ thành lập 39 tổ hợp tác liên kết nhằm nhân rộng các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong ảnh: Lãnh đạo Hội nông dân và Miatrco Hà Tĩnh kiểm tra sản phẩm trước khi xuất ra thị trường.

Cùng với chuỗi cửa hàng nông sản, thực phẩm, thời gian qua, Hội Nông dân Hà Tĩnh còn chú trọng phát triển các tổ chăn nuôi liên kết.

Tổ hợp tác chăn nuôi bò liên kết xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) vừa hình thành là mô hình điểm thực hiện giai đoạn II của dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao liên kết với Mitraco Hà Tĩnh.

Tham gia nuôi bò gia công, các hộ được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng; kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi, chăm sóc và phòng bệnh cho bò. Đây là cơ sở quan trọng để các hộ áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, tiến tới xây dựng mô hình kiểu mẫu để nông dân trong tỉnh tham quan, học tập, nhân rộng.

Ông Võ Văn Lưu - Phó Tổng Giám đốc Mitraco Hà Tĩnh cho biết:

“Để thực hiện tốt mô hình điểm tại xã Thạch Hạ, doanh nghiệp sẽ phối hợp tích cực trong công tác tuyên truyền, tăng cường tập huấn kỹ thuật chăn nuôi theo công nghệ Tây Ban Nha, cung ứng giống cỏ và kỹ thuật trồng, cung ứng giống bê theo thời gian quy định và tư vấn, hướng dẫn trong suốt quá trình nuôi.

Từ đây, giúp người dân thành thạo các quy trình kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao, trở thành một mắt xích trong dây chuyền chăn nuôi tiên tiến”.

“Với mục tiêu nhân rộng các mô hình liên kết, cùng với tổ hợp tác chăn nuôi bò liên kết xã Thạch Hạ, chúng tôi sẽ thành lập 39 tổ hợp chăn nuôi liên kết các loại tại Can Lộc, Vũ Quang, Kỳ Anh, Hương Khê… nhằm đón đầu nguồn giống tại các trại nái trên địa bàn” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết thêm.

 

Cán bộ Hội Nông dân Hà Tĩnh hướng dẫn thực hành lập phương pháp lập kế hoạch kinh doanh và hoạch toán kinh tế nông hộ

Song song với các nhiệm vụ trên, hội cũng tham gia tích cực công tác xây dựng nông thôn mới.

Là đơn vị đỡ đầu xã Kỳ Thư (Kỳ Anh), thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã quan tâm, đầu tư, giúp đỡ địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí để về đích trong năm 2015.

Đặc biệt, nhờ sự khâu nối của hội nông dân các cấp, Kỳ Thư đã hình thành 11 tổ hợp nông nghiệp hiệu quả, trong đó, nhiều tổ hợp liên kết cho doanh thu trên dưới 1 tỷ đồng/năm.

“Đồng hành cùng địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết và trao tặng 10 xe chở rác cho địa phương.

Đây là điều kiện thuận lợi giúp xã đảm bảo bền vững tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất và môi trường” – Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hùng khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang Triển Khai Dự Án Tiêm Vắc-Xin Phòng Bệnh Thận Mủ Trên Cá Tra Hậu Giang Triển Khai Dự Án Tiêm Vắc-Xin Phòng Bệnh Thận Mủ Trên Cá Tra

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.

15/07/2014
Trăn Trở Nghề Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu Trăn Trở Nghề Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích nuôi tôm gần 130 nghìn ha, lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sản lượng tôm chất lượng cao của tỉnh đạt hơn 100 nghìn tấn/năm, chiếm gần một phần tư sản lượng tôm chất lượng cao của cả nước. Nuôi tôm đã và đang thật sự là thế mạnh kinh tế của địa phương.

15/07/2014
Bài Học Từ Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Đầu Năm 2014 Bài Học Từ Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Đầu Năm 2014

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?

15/07/2014
Mua Xương Bán Thịt Mua Xương Bán Thịt

Thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Trương Văn Thơ ở tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ), tận mắt chứng kiến sự chăm sóc tận tụy của anh, mới hiểu con bò bây giờ đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá với người nông dân.

15/07/2014
Sản Lượng Lúa Hè Thu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn Sản Lượng Lúa Hè Thu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn

Riêng Cần Thơ, An Giang và Ðồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha... Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200 nghìn tấn so vụ trước, góp phần nâng sản lượng lúa đông xuân và hè thu năm 2014.

15/07/2014