Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ được hỗ trợ thế nào

Dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ được hỗ trợ thế nào
Ngày đăng: 27/09/2015

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự) trả lời:

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với dịch vụ hậu cần đánh bắt xa bờ được quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Theo đó: Chủ tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ  (gọi tắt là chủ tàu) sẽ được  hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác xa bờ về đất liền cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.

Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV đến 800CV; từ 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên; hỗ trợ tối đa 10 chuyến biển/năm.

Tuy nhiên để nhận được hỗ trợ này, thì chủ tàu phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3, Điều 6, Thông tư 117/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau:

- Tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên là thành viên của tổ, đội, hợp tác xã, doanh nghiệp khai thác hải sản.

- Đăng ký tàu dịch vụ khai thác hải sản thường xuyên hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ với UBND cấp xã nơi đăng ký hoặc nơi cư trú hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc danh sách tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ do UBND cấp tỉnh phê duyệt.

- Có xác nhận tàu hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ của đơn vị bộ đội đóng trên đảo gần ngư trường khai thác hải sản hoặc xác nhận vị trí hoạt động của tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh (GPS) của cơ quan chức năng.

- Có xác nhận của chủ tàu khai thác hải sản xa bờ (số hiệu tàu, tên người mua, số lượng từng loại hàng hóa mua).

- Ghi và nộp nhật ký tàu dịch vụ từng chuyến biển cho cơ quan quản lý nhà nước về khai thác thủy sản tại địa phương nơi đăng ký hoặc cư trú.

Ngoài ra còn được hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng khi đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa được quy định tại tiết 1, điểm c, khoản 1, Điều 4, NĐ 67/2014/NĐ-CP.


Có thể bạn quan tâm

Sẽ Sản Xuất Giống Lúa 800 USD/tấn Cơ Hội “Thăng Hạng” Cho Gạo Việt Sẽ Sản Xuất Giống Lúa 800 USD/tấn Cơ Hội “Thăng Hạng” Cho Gạo Việt

Một số doanh nghiệp cho biết, hiện nay Việt Nam đã dư sức sản xuất những giống lúa thơm chất lượng cao để làm ra gạo trị giá 600 - 800 USD/tấn.

24/04/2014
Lập Hội Nuôi Tôm Để Làm Giàu, Giảm Rủi Ro Lập Hội Nuôi Tôm Để Làm Giàu, Giảm Rủi Ro

Thay vì sản xuất tự phát, manh mún, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định đã tập hợp lại thành CLB Nuôi trồng thủy sản 2, để các thành viên liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất rủi roi...

24/04/2014
Lừng Danh Hạt Gạo Mường Trời Lừng Danh Hạt Gạo Mường Trời

Buổi chiều trên đồi A1. Chúng tôi nhìn về cánh đồng Mường Thanh, bây giờ đang là tháng Tư, lúa đương thì con gái. Cả không gian xa và rộng trải dài một màu xanh bất tận, vút tầm mắt... Nơi đây cho hạt gạo tám Điện Biên lừng danh.

24/04/2014
Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Chủ Lực Giảm Mạnh Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Chủ Lực Giảm Mạnh

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, đến thời điểm này, kim ngạch XK của tỉnh mới đạt 77,68 triệu USD, chỉ bằng 11,6% kế hoạch năm và giảm 41,23% so với cùng kỳ.

24/04/2014
Bắp Cải Cuối Vụ Được Giá Bắp Cải Cuối Vụ Được Giá

Theo người trồng rau, giá bắp cải tăng cao là do thời gian vừa qua mưa kéo dài nên nhiều diện tích trồng bắp cải bị thối. Ngoài ra, do đang là cuối vụ thu hoạch nên sản lượng bắp cải còn ít, trong khi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn rau màu đang khan hiếm.

24/04/2014