Dịch Tai Xanh Bùng Phát Ở Một Số Tỉnh Miền Trung

Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.
Đó là nhận định được đưa ra tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch gia cầm, chiều 19/3, tại Hà Nội.
Báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho thấy, trong khi dịch cúm gia cầm đã được các địa phương cơ bản khống chế thì dịch tai xanh đang có chiều hướng lây lan trên diện rộng tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị.
Tại tỉnh Nghệ An, dịch đã bùng phát trên diện rộng tại 3 huyện gồm: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, với số lợn gần 400 con chết và bị tiêu hủy, dịch có chiều hướng tăng nhanh từng ngày; tại tỉnh Quảng Trị tiếp tục phát hiện các ổ dịch nhỏ lẻ.
Đáng lo ngại là hầu hết các địa phương xuất hiện dịch tai xanh ở các địa bàn trọng điểm chăn nuôi. Hiện 6 đoàn kiểm tra của Cục Thú y vẫn tiếp tục trực tiếp phối hợp chống dịch tại các địa phương tái phát các ổ dịch.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết: “Việc tái đàn, buôn bán vận chuyển gia súc trái phép đang làm dịch tai xanh lây lan trên diện rộng, chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan thú y vùng, cán bộ thú y ở cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương khống chế ổ dịch, phát hiện sớm và xử lý dứt điểm khi dịch tái phát”.
Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết giá giống gia cầm trên thị trường hiện tăng 20% so với giá cuối tháng trước nên tư thương và các đối tượng sử dụng mọi thủ đoạn tinh vi để vận chuyển con giống và trứng gia cầm nhập khẩu trái phép về tập kết tại chợ gia cầm Phú Xuyên (Hà Nội). Bên cạnh đó gà thải loại của Trung Quốc cũng được phát hiện bày bán công khai tại một số chợ giáp biên ở Cao Bằng và Bắc Kạn.
Ông Trọng đã đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường chỉ đạo ngăn chặn tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước, nhất là những hộ nuôi tôm công nghiệp đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Với giá tôm nguyên liệu như hiện nay, hầu hết người nuôi đều có lãi. Tiếp đà thắng lợi, bà con nông dân đang mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, trong đó tỷ lệ ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90%.

Dự báo trong năm 2014 con tôm tiếp tục có cơ hội giành được nhiều thắng lợi trong xuất khẩu. Nhưng cũng vì vậy, ngay từ đầu năm, không ít hộ dân đã “xé rào”, xuống giống ngoài khung lịch thời vụ khuyến cáo, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.