Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Trâu, Bò Ở Quảng Nam

Ngày 16.2, ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết, dịch lở mồm long móng vừa bùng phát trên đàn gia súc ở xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp và thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc.
Theo thống kê mới nhất, đã có gần 30 con trâu và 11 con bò thả rông trên núi của nhiều hộ dân thuộc 3 địa phương bị mắc bệnh, đa số gia súc này chưa được tiêm phòng dịch.
Trước tình hình này bên cạnh việc tập trung hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp điều trị bệnh hữu hiệu nhất, ngành thú y huyện Đại Lộc đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện, hóa chất triển khai vệ sinh môi trường, chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng trên phạm vi dịch lây lan trên diện rộng và nghiêm cấm người dân không được đưa số gia súc mắc bệnh về lại đồng bằng nhằm hạn chế dịch.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2013 – 2016), Hội Nông dân TP.HCM đã giúp những đối tượng thụ hưởng trên địa bàn am hiểu về pháp luật hơn.

“Cùng nông dân các tỉnh ĐBSCL chăm sóc lúa đông xuân” là chủ đề buổi tư vấn được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16 tổ chức tại ấp 1, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 18.10 vừa qua.

Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe...

Năm 1995, xã Sơn Vi thực hiện chính sách giao khoán các diện tích đất đồi hoang hóa, đất ruộng sình lầy và mặt nước ao hồ lâu nay khai thác kém hiệu quả kinh tế, để giao cho các hộ nhận khoán xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Bất kỳ ai muốn thành công đều phải hội tụ được 3 yếu tố là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Soi với các yếu tố đó, có thể nói người nông dân Việt Nam hiện đang có cả 3, đó là nông nghiệp đang đi vào giai đoạn phát triển hàng hóa, hội nhập quốc tế;