Dịch Hồ Tiêu Lan Rộng

Thời gian gần đây, nhiều nông dân trồng tiêu ở Đông Nam bộ chưa kịp vui bởi giá tiêu tăng cao mức kỷ lục khoảng 200.000 đồng/kg, lại đứng ngồi không yên trước tình trạng dịch chết nhanh ở cây tiêu lan rộng.
Ông Trần Văn Tưởng (thôn Đăk U, xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) cho biết chỉ trong vòng hơn một tháng vườn tiêu hơn 2.000 nọc đã chết gần hết vì dịch bệnh.
“Bệnh phát tán rất nhanh, cây vàng lá, rụng lá và nhánh chỉ trong vòng mười ngày, nên chỉ hơn một tháng bị dịch 70% số tiêu trong vườn đã chết và đang tiếp tục chết” - ông Tưởng cho hay.
Ông Trần Đức Tụng, chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu VN, cho biết tình trạng vườn tiêu bị chết hàng loạt trong thời gian ngắn đã xảy ra một số năm trở lại đây ở nhiều địa phương. Biểu hiện của vườn cây bị bệnh là lá úa, rụng đồng loạt và cây bị chết hàng loạt không kịp chữa trị.
Bệnh này do một loại nấm làm thối rễ, thân cây gây ra. Hiện tượng tiêu chết nhanh thường xảy ra vào mùa mưa do độ ẩm cao.
Có thể bạn quan tâm

Cao su, cà phê đang lâm cảnh khó khăn về giá cả và thị trường, trong khi đó cây hồ tiêu lại đang được giá nên ở nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng ồ ạt trồng tiêu tự phát.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.

Đây là một số tiền lớn nên nhiều nông dân “ngại” bỏ tiền ra đầu tư. Một số hộ khác thì do diện tích đất, chất lượng cây trồng kém, năng suất, sản lượng thấp… nên những năm qua không tích lũy được thì nay không có vốn để thực hiện tái canh.