Dịch heo tai xanh tái phát tại Thủ Thừa và Châu Thành

Trước tình hình trên, ngành tiến hành kiểm soát và khống chế ổ dịch không để lây lan ra các địa phương khác. Nguyên nhân được xác định xảy ra dịch bệnh là do tâm lý chủ quan của người chăn nuôi trong việc tiêm phòng.
Người dân cần ý thức cao trong tiêm phòng dịch bệnh heo tai xanh
Ổ dịch được kiểm soát
Tại huyện Thủ Thừa, bệnh heo tai xanh xảy ra ở hộ chăn nuôi Phan Văn Đến, ngụ ấp 2, xã Mỹ Thạnh.
Ngày 1-11-2015, tổng số heo mắc bệnh ở hộ ông Đến là 51 con trên tổng đàn 290 con, trong đó đã tiêu hủy 17 con.
Đến ngày 3-11-2015, tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, ổ dịch được khống chế, không có phát sinh thêm heo bệnh, chết.
Ở huyện Châu Thành, bệnh heo tai xanh xảy ra tại hộ chăn nuôi Đỗ Tường Bé Bảy, ngụ ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị.
Đến ngày 3-11-2015, tổng số heo bị bệnh là 19/19 con, đã tiêu hủy toàn bộ số heo bệnh trên.
Theo Trưởng trạm Thú y huyện Thủ Thừa - Nguyễn Trường Vũ: “Trước tình hình ổ dịch heo tai xanh xảy ra ở xã Mỹ Thạnh, Trạm Thú y huyện đã tiến hành tiêu hủy số heo chết do mắc bệnh và triển khai tiêm phòng số lượng heo nhiễm bệnh.
Tính đến thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện ổn định, không phát sinh ổ dịch mới.
Vừa qua, tỉnh đã cấp cho huyện 1.700 liều vắc- xin tiêm phòng miễn phí cho đàn heo của 94 hộ, tiêm phòng thu tiền tại các xã cho 252 hộ với 3.020 con và 200 lít thuốc sát trùng dập dịch tại xã Mỹ Thạnh.
Huyện đã mua 200 lít thuốc khử mùi P.MET xử lý chôn heo”.
Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh – Nguyễn Văn Cường cho biết: “Trước tình hình dịch heo tai xanh xảy ra ở huyện Thủ Thừa và Châu Thành, Chi cục Thú y tiếp tục tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ từng hộ chăn nuôi, nhằm phát hiện sớm các ổ dịch mới xảy ra để thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết.
Đến ngày 6-11-2015, số lượng vắc- xin tiêm phòng tại 2 huyện Thủ Thừa và Châu Thành miễn phí là 3.700 liều, thu tiền 4.110 liều.
Tình hình dịch bệnh được kiểm soát, kết thúc tiêm phòng vắc-xin tai xanh tại 2 địa phương có dịch và đang tiếp tục triển khai phun thuốc sát trùng, tiêm phòng ở các xã còn lại trên địa bàn 2 huyện Thủ Thừa, Châu Thành”.
Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cho gia súc
Nâng cao ý thức người chăn nuôi
Dịch heo tai xanh xuất hiện là do ý thức của người dân trong việc phòng, chống dịch bệnh chưa cao.
Phần lớn người chăn nuôi chủ quan trong tiêm phòng và không báo cáo ngành chức năng khi có dịch.
Ông Lâm Thành Trung, ngụ ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành cho biết: "Tôi nuôi heo đã nhiều năm nay, trong quá trình nuôi, tôi luôn tiêm phòng dịch bệnh cũng như sát trùng chuồng trại theo hướng dẫn của ngành Thú y.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh phát sinh do chủ quan của người chăn nuôi rất nhiều.
Cụ thể như, người chăn nuôi chủ quan không tiêm phòng dịch bệnh, không sát trùng chuồng trại khi tái đàn; khi phát hiện dịch bệnh không báo cho ngành chức năng mà bán heo bệnh cho thương lái với giá rẻ.
Vì vậy, nguy cơ bùng phát dịch là rất cao, khi vật nuôi có bệnh”.
Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh - Nguyễn Văn Cường thông tin: “Để chủ động ngăn chặn dịch tai xanh ở heo, trước hết người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn heo để sớm phát hiện heo có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh; nếu thấy dấu hiệu bất thường cần có biện pháp cách ly, xử lý kịp thời và gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm”.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu 2015, toàn huyện Krông Nô có kế hoạch gieo trồng trên 13.000 ha cây trồng các loại; trong đó, lúa: 2.642 ha, ngô: 9.000 ha, khoai lang: 180 ha, đậu nành: 112 ha, đậu xanh: 40 ha, rau các loại: 260 ha…

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay nguy cơ sâu bệnh, dịch hại, nhất là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn luôn tiềm ẩn và có khả năng gây hại đối với cây lúa vụ hè thu. Trong khi đó, với đặc điểm của thời tiết trong vụ phù hợp với điều kiện thích nghi cho các loại sâu bệnh hại nên khả năng rầy nâu phát triển mạnh rất có thể xảy ra.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, những ngày qua trên địa bàn xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) có mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con thuộc ấp Tân Yên bị ngập úng, không thể thu hoạch được. Các loại rau mồng tơi, húng trắng, húng chó… đã bị ngập sâu và thối nhũn.

Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...

Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.