Dịch heo tai xanh tái phát tại Thủ Thừa và Châu Thành

Trước tình hình trên, ngành tiến hành kiểm soát và khống chế ổ dịch không để lây lan ra các địa phương khác. Nguyên nhân được xác định xảy ra dịch bệnh là do tâm lý chủ quan của người chăn nuôi trong việc tiêm phòng.
Người dân cần ý thức cao trong tiêm phòng dịch bệnh heo tai xanh
Ổ dịch được kiểm soát
Tại huyện Thủ Thừa, bệnh heo tai xanh xảy ra ở hộ chăn nuôi Phan Văn Đến, ngụ ấp 2, xã Mỹ Thạnh.
Ngày 1-11-2015, tổng số heo mắc bệnh ở hộ ông Đến là 51 con trên tổng đàn 290 con, trong đó đã tiêu hủy 17 con.
Đến ngày 3-11-2015, tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, ổ dịch được khống chế, không có phát sinh thêm heo bệnh, chết.
Ở huyện Châu Thành, bệnh heo tai xanh xảy ra tại hộ chăn nuôi Đỗ Tường Bé Bảy, ngụ ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị.
Đến ngày 3-11-2015, tổng số heo bị bệnh là 19/19 con, đã tiêu hủy toàn bộ số heo bệnh trên.
Theo Trưởng trạm Thú y huyện Thủ Thừa - Nguyễn Trường Vũ: “Trước tình hình ổ dịch heo tai xanh xảy ra ở xã Mỹ Thạnh, Trạm Thú y huyện đã tiến hành tiêu hủy số heo chết do mắc bệnh và triển khai tiêm phòng số lượng heo nhiễm bệnh.
Tính đến thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện ổn định, không phát sinh ổ dịch mới.
Vừa qua, tỉnh đã cấp cho huyện 1.700 liều vắc- xin tiêm phòng miễn phí cho đàn heo của 94 hộ, tiêm phòng thu tiền tại các xã cho 252 hộ với 3.020 con và 200 lít thuốc sát trùng dập dịch tại xã Mỹ Thạnh.
Huyện đã mua 200 lít thuốc khử mùi P.MET xử lý chôn heo”.
Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh – Nguyễn Văn Cường cho biết: “Trước tình hình dịch heo tai xanh xảy ra ở huyện Thủ Thừa và Châu Thành, Chi cục Thú y tiếp tục tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ từng hộ chăn nuôi, nhằm phát hiện sớm các ổ dịch mới xảy ra để thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết.
Đến ngày 6-11-2015, số lượng vắc- xin tiêm phòng tại 2 huyện Thủ Thừa và Châu Thành miễn phí là 3.700 liều, thu tiền 4.110 liều.
Tình hình dịch bệnh được kiểm soát, kết thúc tiêm phòng vắc-xin tai xanh tại 2 địa phương có dịch và đang tiếp tục triển khai phun thuốc sát trùng, tiêm phòng ở các xã còn lại trên địa bàn 2 huyện Thủ Thừa, Châu Thành”.
Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cho gia súc
Nâng cao ý thức người chăn nuôi
Dịch heo tai xanh xuất hiện là do ý thức của người dân trong việc phòng, chống dịch bệnh chưa cao.
Phần lớn người chăn nuôi chủ quan trong tiêm phòng và không báo cáo ngành chức năng khi có dịch.
Ông Lâm Thành Trung, ngụ ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành cho biết: "Tôi nuôi heo đã nhiều năm nay, trong quá trình nuôi, tôi luôn tiêm phòng dịch bệnh cũng như sát trùng chuồng trại theo hướng dẫn của ngành Thú y.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh phát sinh do chủ quan của người chăn nuôi rất nhiều.
Cụ thể như, người chăn nuôi chủ quan không tiêm phòng dịch bệnh, không sát trùng chuồng trại khi tái đàn; khi phát hiện dịch bệnh không báo cho ngành chức năng mà bán heo bệnh cho thương lái với giá rẻ.
Vì vậy, nguy cơ bùng phát dịch là rất cao, khi vật nuôi có bệnh”.
Trưởng phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh - Nguyễn Văn Cường thông tin: “Để chủ động ngăn chặn dịch tai xanh ở heo, trước hết người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn heo để sớm phát hiện heo có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh; nếu thấy dấu hiệu bất thường cần có biện pháp cách ly, xử lý kịp thời và gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm”.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt dự án thí điểm chuỗi liên kết “chăn nuôi - thu mua - tiêu thụ” gà đồi Yên Thế, kinh phí hỗ trợ 500 triệu đồng trích từ nguồn ngân sách tỉnh.

Là người nhanh nhạy biết nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Trần Văn Biên ở tổ dân phố 8, thị trấn Ea Tlinh, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đã mạnh dạn đầu tư mở trại gà giống và lấy tên là Trại gà giống Phúc Thành.

Tuy nhiên, do tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, nguồn nước tự nhiên ngày càng ô nhiễm, cộng với những bất ổn nội tại, nên cần phải thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, để mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tiếp tục phát triển bền vững.

Hiện chính quyền địa phương khuyến cáo bà con nên phá bỏ diện tích bị nhiễm bệnh nặng để tránh lây lan và chuyển sang đầu tư cây trồng khác như đậu, ngô, bắp để loại trừ mầm bệnh. Đặc biệt, không cho bà con lấy mía ở những vùng bị bệnh về làm hom giống.

Trong đó, huyện Đại Lộc có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích mặt nước lên đến 100 ha và 75 lồng bè. Hiện huyện Đại Lộc đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè hướng đến VietGap.