Dịch hại trên cây khoai mì giảm mạnh

Riêng vụ Thu Đông bắt đầu trồng mới được 1.769 ha.
Trong 9 tháng qua, có 180,7 ha mì bị nhiễm dịch hại gây bệnh rệp sáp bột bồng, giảm 72,6% so với cùng kỳ năm 2014 và giảm mạnh về mức độ thiệt hại. Trong đó nhiễm nhẹ 177,8 ha, trung bình 1,9 ha và nhiễm nặng 1 ha.
Nhện đỏ gây hại nhẹ 497 ha, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2014. Bệnh cháy lá và xì mủ thân do vi khuẩn phát sinh ở 93 ha với mức độ nhẹ. 933 ha khoai mì ở giai đoạn từ 7-8 tháng tuổi nhiễm nhẹ bệnh thối củ. Các dịch hại khác như chổi rồng, đốm lá phát sinh gây hại cục bộ ở mức nhiễm nhẹ.
Về công tác phòng, chống dịch rệp sáp hồng hại mì, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh cho biết vẫn tiếp tục tiến hành nhân nuôi ong ký sinh tại văn phòng Chi cục.
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, Chi cục nhân nuôi được 181.950 cặp ong và đã phóng thích ra đồng 147.850 cặp ong ký sinh để quản lý rệp sáp hồng gây hại cây mì, tại 27 xã thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh.
Kết quả tình hình rệp sáp bột hồng đã giảm 72,6% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Phú Yên, 5 năm qua, toàn tỉnh đã bê tông hóa hơn 1.800km đường nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ đường nông thôn được bê tông và nhựa hóa lên 70%.

Sáng 30.9, tại TP.HCM, Ủy ban Đoàn kết Công giáo (UBĐKCG) Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc biểu dương 180 đại biểu đại diện cho hơn 5.000 gương “người tốt, việc tốt” trong đồng bào Công giáo trên cả nước.

Ngày 29.9, ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang cho biết: Sở vừa có văn bản chính thức kiến nghị UBND tỉnh trình Bộ NNPTNT bổ sung cây thốt nốt vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Trước thực trạng nuôi gà lông trắng - loại gà công nghiệp đang được nuôi phổ biến- ngày càng không hiệu quả, người dân thua lỗ, đã có nhiều ý kiến cho rằng, nước ta nên bỏ nuôi giống gà này và chuyển sang nuôi gà lông màu.

Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh (Bình Định) vừa tổ chức hội nghị tổng kết mô hình vỗ béo bò trước khi xuất bán tại xã Canh Hiển.