Dịch hại trên cây khoai mì giảm mạnh

Riêng vụ Thu Đông bắt đầu trồng mới được 1.769 ha.
Trong 9 tháng qua, có 180,7 ha mì bị nhiễm dịch hại gây bệnh rệp sáp bột bồng, giảm 72,6% so với cùng kỳ năm 2014 và giảm mạnh về mức độ thiệt hại. Trong đó nhiễm nhẹ 177,8 ha, trung bình 1,9 ha và nhiễm nặng 1 ha.
Nhện đỏ gây hại nhẹ 497 ha, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2014. Bệnh cháy lá và xì mủ thân do vi khuẩn phát sinh ở 93 ha với mức độ nhẹ. 933 ha khoai mì ở giai đoạn từ 7-8 tháng tuổi nhiễm nhẹ bệnh thối củ. Các dịch hại khác như chổi rồng, đốm lá phát sinh gây hại cục bộ ở mức nhiễm nhẹ.
Về công tác phòng, chống dịch rệp sáp hồng hại mì, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh cho biết vẫn tiếp tục tiến hành nhân nuôi ong ký sinh tại văn phòng Chi cục.
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, Chi cục nhân nuôi được 181.950 cặp ong và đã phóng thích ra đồng 147.850 cặp ong ký sinh để quản lý rệp sáp hồng gây hại cây mì, tại 27 xã thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh.
Kết quả tình hình rệp sáp bột hồng đã giảm 72,6% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) Xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp) đã bán cho Công ty TNHH KTC ở TP.Hà Nội 10 tấn xoài cát chu Cao Lãnh để công ty xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Sau bài “Miền Tây tràn ngập nông sản Trung Quốc” phóng viên đã tiếp tục ghi nhận ý kiến của các nhiều nông dân và cơ quan chức năng về thực trạng này. Hầu hết ý kiến đều cho rằng, nông sản Trung Quốc nhập về Việt Nam đều là hàng “rởm”, kém chất lượng.

Tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu NDVN xuất sắc 2015, CTQH Nguyễn Sinh Hùng : "Nếu nông dân Việt Nam không tự mình làm chủ, vươn lên hội nhập quốc tế được thì đất nước sẽ thua... Phải lấy mặt trận nông nghiệp làm mặt trận chiến lược để đưa đất nước ta vươn tới thành công".

Những nông dân Việt Nam xuất sắc hôm nay là những người đi đầu trong xóa đói giảm nghèo, làm giàu.

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị quản lý chặt việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.