Dịch Cúm Gia Cầm Chỉ Còn Lại Ở 5 Tỉnh

Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.
Đây là thông tin được nhấn mạnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 1/4 tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước chỉ còn 13 ổ dịch xuất hiện tại 5 địa phương phía Nam, gồm: Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận, Bến Tre. Tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy gần 15.000 con.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Đàm Xuân Thành - Phó cục trưởng Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, việc sử dụng vaccine chống dịch cũng đòi hỏi nhiều loại do nhiều nhánh virus xuất hiện tại các khu vực. Vì vậy, Cục Thú y đang tiếp tục giải trình tự gen nhánh virus cúm lưu hành trên cả nước và gửi các mẫu virus đến các phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế để phân tích.
Cảnh báo về diễn biến thời gian tới, ông Đàm Xuân Thành nhấn mạnh, nguy cơ dịch tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao nếu không thực hiện tốt các phòng chống. Do vậy, các địa phương cần tiếp tục tiến hành tiêu trùng khử độc môi trường; phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam hiện chưa phát hiện trường hợp người nhiễm virus cúm H7N9.
Có thể bạn quan tâm

Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.

Qua triển khai, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông Lê Hoàng Nam đánh giá cao triển vọng của dự án, đồng thời yêu cầu Công ty và Hợp tác xã tôm càng xanh thống nhất về thời gian xuống giống; UBND xã Phú Thành B tăng cường tuyên truyền để bà con đăng ký tham gia nhiều hơn; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án...

Là huyện nghèo, nền kinh tế chậm phát triển; trong những năm qua, huyện Xín Mần đã xác định: Lấy sản xuất nông nghiệp làm hướng đi chính trong phát triển kinh tế, XĐGN. Theo đó, để sản xuất nông nghiệp trở thành hướng đi chủ đạo của nền kinh tế, huyện đã quy hoạch, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, áp dụng KHKT, đưa nhanh giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh...

Dù không phải xã điểm của tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng sau 3 năm triển khai, đến nay, diện mạo xã Vị Bình, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi. Hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị đều được củng cố và phát triển, đời sống của người dân đang từng bước được nâng lên.

Ngay cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ cũng đã có những chính sách thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá) bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Nguyên nhân do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần việc khai thác, sử dụng loại nhiên liệu này là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chi phí ngày càng tăng cao.