Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương

Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương
Ngày đăng: 08/03/2013

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

 
Tính đến thời điểm này, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại năm tỉnh là Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh với số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là hơn 14.000 con. 
Mặc dù, các địa phương đang tiến hành nhiều biện pháp khoanh vùng dập dịch, tiêm phòng đàn gia cầm, tiêu độc khử trùng môi trường, nhưng theo đánh giá của Cục Thú y, nguy cơ dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng là rất cao trong thời gian tới, đặc biệt là những nơi có ổ dịch cũ. 
Nguyên nhân là do việc tái đàn chăn nuôi sau Tết tăng mạnh, thời tiết biến đổi làm giảm sức đề kháng của gia cầm. 
Lo ngại nhất hiện nay là virus trong không khí và vẫn còn lưu hành trên gia cầm và thủy cầm, nên Cục Thú y sẽ liên tục cập nhật các thông tin về chủng virus để thông báo cho các địa phương để địa phương chủ động sử dụng loại vắcxin hiệu quả cũng như triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch khi dịch lây lan 
Bên cạnh đó, tình trạng gà nhập lậu đang có chiều hướng gia tăng, đây cũng là một mối lo ngại lớn về dịch bệnh đối với chăn nuôi. 
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 6 - 7 tấn gà nhập lậu từ Trung Quốc về Hưng Yên, sau đó được vận chuyển về chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Hà Nội). 
Trước diễn biến của dịch cúm gia cầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương có dịch phải tổ chức tiêu hủy ngay đàn gia cầm nghi mắc bệnh, tiêu độc, khử trùng và quản lý chặt ổ dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch. 
Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển gia cầm qua vùng dịch thì phải đi theo tuyến đường do Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm của tỉnh quy định, khử trùng tiêu độc ngay phương tiện vận chuyển sau khi đi qua vùng dịch. 
Tổ chức tiêm phòng triệt để cho đàn vịt, khuyến khích tiêm phòng cho đàn gà; địa phương cần xác định cụ thể các địa bàn có nguy cơ cao để ưu tiên tiêm phòng (khu vực giáp biên giới Campuchia, có ổ dịch cũ, xunh quanh khu vực có ổ dịch mới, nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm cao). 
Ngoài ra, cần tuyên truyền thường xuyên và liên tục về tác hại, nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh; quy định vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiên thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm; hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh trên gia cầm và lây cho người, khai báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y khi phát hiện gia cầm mắc bệnh. 
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ giao mua dự trữ 40 triệu liều vắcxin cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp khi có dịch xảy ra. Thời gian thực hiện từ ngày 1/3 đến ngày 31/12/2013.


Có thể bạn quan tâm

Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

04/08/2014
Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.

04/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.

04/08/2014
Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

05/08/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Phải Gắn Với Tiêu Thụ Sản Phẩm

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

05/08/2014