Dịch Bệnh, Khô Hạn Vì Nắng Nóng

Ngoài Khánh Hoà, tại nhiều tỉnh miền Trung cũng đang vật vã vì nắng nóng.
Tại Quảng Nam, ông Lê Hữu Hà - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, nắng nóng đã làm cho gia súc, gia cầm nhiều địa phương phát bệnh.
Mới đây nhất một loạt gia súc tại Phú Ninh, Điện Bàn và Duy Xuyên có dấu hiệu bị bệnh tai xanh. Qua xét nghiệm, Điện Bàn có 16/30 mẫu máu dương tính virus tai xanh, Phú Ninh có 2/30 mẫu máu dương tính virus tai xanh… Còn tại xã Sông Côn, huyện Đông Giang, lại xảy ra dịch lở mồm long móng trên trâu, bò với khoảng 80 con trâu bò tại đây mắc bệnh.
Còn theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, cả tỉnh có gần 900ha tôm nuôi nước lợ, gần đây đã xuất hiện 103 ha tôm bị bệnh. Do quá lo sợ tôm mắc bệnh trong tình hình nắng nóng hiện nay, 579ha diện tích nuôi tôm bị bỏ hoang. Ông Trần Quốc Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thăng, cho biết: “Do nắng nóng kéo dài, tôm dịch bệnh nhiều, ND không dám sản xuất đã bỏ trống đến 50% (30/60ha) diện tích ao nuôi”.
Tại Thừa Thiên- Huế, nắng hạn kéo dài đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ sản xuất hè thu ở đây. Tại các xã thuộc khu 2 và khu 3 của huyện Phú Lộc, nắng hạn khiến mực nước ở các sông suối xuống thấp hơn nhiều so với những năm trước. Các diện tích lúa ở các khu vực này chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết do chưa có các công trình thủy lợi đảm bảo nên bị thiếu nước tưới. Theo Phòng NNPTNT huyện Phú Lộc, có khoảng 800ha lúa hè thu bị thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Tương tự, tại các vùng gò đồi, vùng núi, vùng cát ven biển thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà, A Lưới, Nam Đông… lượng lớn diện tích lúa hè thu đang đứng trước nguy cơ chết cháy vì nắng hạn. Hồ Thọ Sơn (xã Hương Xuân, thị xã Hương Trà) là công trình thủy lợi cung cấp nước tưới cho 250ha lúa của vùng Tây Nam Hương Trà. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mực nước tại hồ này chỉ đạt khoảng 50% dung tích hồ chứa. Cũng như hồ Thọ Sơn, lượng nước tại hơn 10 hồ chứa lớn khác trên địa bàn hiện chỉ đạt khoảng 50% - 60% dung tích.
Nắng hạn cũng khiến mực nước trên sông Hương và các sông khác xuống thấp dẫn đến tình trạng mặn xâm nhập vào đồng ruộng ở ven phá Tam Giang thuộc các huyện Phú Vang, Quảng Điền và thị xã Hương Trà. Theo Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế, nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài khoảng 1 tháng nữa thì sẽ có khoảng 2.000ha lúa hè thu ở các vùng trung du, vùng cao của huyện Phong Điền, nhiều vùng của các huyện Phú Lộc, Quảng Điền bị thiếu nước tưới.
Có thể bạn quan tâm

"Sau khi thu hoạch, tôi sẽ gửi mẫu dưa sang Pháp để thẩm định chất lượng. Trên cơ sở kết quả thẩm định, chúng ta mới biết được giống dưa này có phù hợp với điều kiện của Đà Lạt hay không; và tiếp sau đó là làm việc với bên nước ngoài về vấn đề bản quyền" - kỹ sư Nguyễn Quốc Minh cho biết.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) có 1.047ha bưởi Năm Roi đang cho trái, ước sản lượng bưởi Tết Ất Mùi này có khoảng 2.787 tấn trái thì có hơn 50% diện tích được bán theo vụ hay bán đám cho các thương lái. Vì vậy số lượng bưởi trong nhà vườn không còn nhiều.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, giá dừa trái tại tỉnh này dao động từ 65.000 đồng đến 80.000 đồng/chục/12 trái. Dừa uống nước có giá từ 40.000 - 45.000đồng/chục. Dừa xiêm xanh giá 50.000 - 55.000 đồng/chục, tăng gần gấp đôi so với thời điểm rớt giá mạnh năm 2014.

Đây là lần đầu tiên giống dừa dứa được trồng thành công tại Quảng Ngãi. Với hiệu quả về kinh tế, cây dừa dứa mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các vùng ven sông, ven biển trong tỉnh.

Ông Sáu chia sẻ, gia đình ông canh tác 4.000 m2 bưởi da xanh chuyên canh, trong những ngày qua thu hoạch khoảng 500 kg, bán giá 50.000 đồng/kg, thu lãi 25 triệu đồng. Lứa bưởi tết sắp tới, dự kiến ông thu hoạch khoảng 1,5 tấn, thu lời gần 75 triệu đồng. Nhờ cây bưởi da xanh, gia đình ông có cái tết đầm ấm.