Dịch Bệnh, Khô Hạn Vì Nắng Nóng

Ngoài Khánh Hoà, tại nhiều tỉnh miền Trung cũng đang vật vã vì nắng nóng.
Tại Quảng Nam, ông Lê Hữu Hà - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, nắng nóng đã làm cho gia súc, gia cầm nhiều địa phương phát bệnh.
Mới đây nhất một loạt gia súc tại Phú Ninh, Điện Bàn và Duy Xuyên có dấu hiệu bị bệnh tai xanh. Qua xét nghiệm, Điện Bàn có 16/30 mẫu máu dương tính virus tai xanh, Phú Ninh có 2/30 mẫu máu dương tính virus tai xanh… Còn tại xã Sông Côn, huyện Đông Giang, lại xảy ra dịch lở mồm long móng trên trâu, bò với khoảng 80 con trâu bò tại đây mắc bệnh.
Còn theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, cả tỉnh có gần 900ha tôm nuôi nước lợ, gần đây đã xuất hiện 103 ha tôm bị bệnh. Do quá lo sợ tôm mắc bệnh trong tình hình nắng nóng hiện nay, 579ha diện tích nuôi tôm bị bỏ hoang. Ông Trần Quốc Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thăng, cho biết: “Do nắng nóng kéo dài, tôm dịch bệnh nhiều, ND không dám sản xuất đã bỏ trống đến 50% (30/60ha) diện tích ao nuôi”.
Tại Thừa Thiên- Huế, nắng hạn kéo dài đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ sản xuất hè thu ở đây. Tại các xã thuộc khu 2 và khu 3 của huyện Phú Lộc, nắng hạn khiến mực nước ở các sông suối xuống thấp hơn nhiều so với những năm trước. Các diện tích lúa ở các khu vực này chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết do chưa có các công trình thủy lợi đảm bảo nên bị thiếu nước tưới. Theo Phòng NNPTNT huyện Phú Lộc, có khoảng 800ha lúa hè thu bị thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Tương tự, tại các vùng gò đồi, vùng núi, vùng cát ven biển thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà, A Lưới, Nam Đông… lượng lớn diện tích lúa hè thu đang đứng trước nguy cơ chết cháy vì nắng hạn. Hồ Thọ Sơn (xã Hương Xuân, thị xã Hương Trà) là công trình thủy lợi cung cấp nước tưới cho 250ha lúa của vùng Tây Nam Hương Trà. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mực nước tại hồ này chỉ đạt khoảng 50% dung tích hồ chứa. Cũng như hồ Thọ Sơn, lượng nước tại hơn 10 hồ chứa lớn khác trên địa bàn hiện chỉ đạt khoảng 50% - 60% dung tích.
Nắng hạn cũng khiến mực nước trên sông Hương và các sông khác xuống thấp dẫn đến tình trạng mặn xâm nhập vào đồng ruộng ở ven phá Tam Giang thuộc các huyện Phú Vang, Quảng Điền và thị xã Hương Trà. Theo Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế, nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài khoảng 1 tháng nữa thì sẽ có khoảng 2.000ha lúa hè thu ở các vùng trung du, vùng cao của huyện Phong Điền, nhiều vùng của các huyện Phú Lộc, Quảng Điền bị thiếu nước tưới.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng tôm của Thái Lan sẽ không thể quay trở lại được mức cao trước đây do các vấn đề liên quan đến dịch bệnh EMS/AHPND (dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành tôm nước này từ năm 2012) vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Ngày 5/8/2015, Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (2015 - 2020) nhằm đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng nhiệm kỳ tới. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền đã tham dự Đại hội.
Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.

Làm thế nào để người dân nâng cao hiệu quả và năng suất, thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (ntts) tỉnh - đó là trăn trở của các cán bộ chuyên trách địa phương và của các chuyên gia lâu năm trong ngành ntts.

Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.