Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại.
Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, thị xã An Nhơn đã tổ chức 2 đợt tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu, bò trên địa bàn (đợt 1 tiêm 21.287 con, đợt 2 tiêm 21.933 con) đều đạt trên 87%.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là mầm bệnh nguy hiểm, nó gây chết tôm và thiệt hại kinh tế rất lớn trong thời gian gần đây. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện nay được xác định là tác nhân gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.

Ngày 11.11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4062/QĐ-UBND về việc khen thưởng thành tích các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 (đợt 3).

Ngày 12.11, ông Lê Bá Duy, Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Phú Tài, cho biết: BIDV Chi nhánh Phú Tài vừa tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ đóng mới 10 tàu vỏ thép cho 10 ngư dân huyện Hoài Nhơn và huyện Phù Cát, với tổng giá trị đầu tư 177 tỉ đồng.

Vùng trồng ớt chuyên canh ở xã Bình Dân, huyện Kim Thành (Hải Dương) vụ này được mùa được giá với giống ớt chỉ thiên GS- 888 Gold (bà con quen gọi ớt Gold).