Đi Gặt Từ 3 Giờ Sáng Để Tránh Nắng

Tại vựa lúa huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), mới 8 giờ sáng nhưng không khí trên những cánh đồng đã hầm hập như lò nung, trong khi bà con nông dân vẫn phải đánh vật với cái nóng để thu hoạch kịp thời vụ.
Trên ruộng lúa, anh Vương Quang Trung ở xã Sơn Thuỷ mặt mũi đỏ gay vì nắng nóng, mồ hôi nhễ nhại thở dài nói: "Nắng kinh khủng quá, lại trúng vào vụ gặt nên nông dân càng thêm cực. Vụ này gia đình tôi làm 3 mẫu lúa, đã 4 ngày đội nắng nhưng cũng mới thu hoạch được một nửa. Thuê thêm người thì không có, vì ngày mùa ai cũng lo gặt ruộng của mình. Trời cứ nắng nóng kéo dài như ri, e chúng tôi kiệt sức mất”.
Cạnh ruộng anh Trung, mới 9 giờ nhưng đám lúa gần 5 sào của gia đình bà Nguyễn Thị Thuỷ đã gặt xong, mọi người đang tập trung gánh lúa lên bờ để chất lên xe công nông chở về nhà. “Chúng tôi phải thức dậy từ 3 giờ sáng đi gặt để tránh nắng, chứ tầm 10 giờ trở đi là nắng nóng không thể chịu nổi" - bà Thuỷ cho hay.
Hơn 9 giờ sáng, nắng nóng mỗi lúc một gay gắt. Chúng tôi đi xuyên qua những cánh đồng lúa của 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thấy trong cái nắng chói chang, những ruộng lúa chín rực lên báo hiệu mùa no ấm. Lẫn đâu đó là những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi của người nông dân, dẫu vất vả nhưng họ vẫn cười tươi, vì năm nay lúa đông xuân được mùa.
Ông Trần Đức Tài - Chủ tịch UBND xã An Thuỷ (Lệ Thuỷ) - địa phương trồng nhiều lúa nhất tỉnh Quảng Bình với 1.300ha, cho biết: Năm nay, năng suất lúa ở An Thủy đạt khoảng 70 tạ/ha, tăng 5 tạ so với vụ đông xuân năm ngoái và cao nhất từ trước đến nay. Còn theo đánh giá của Phòng NNPTNT huyện Lệ Thuỷ, bình quân năng suất lúa vụ đông xuân 2014 toàn huyện đạt 65,04 tạ/ha, tăng 3,04 tạ/ha so với năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng

Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.

KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.