Đi Gặt Từ 3 Giờ Sáng Để Tránh Nắng

Tại vựa lúa huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), mới 8 giờ sáng nhưng không khí trên những cánh đồng đã hầm hập như lò nung, trong khi bà con nông dân vẫn phải đánh vật với cái nóng để thu hoạch kịp thời vụ.
Trên ruộng lúa, anh Vương Quang Trung ở xã Sơn Thuỷ mặt mũi đỏ gay vì nắng nóng, mồ hôi nhễ nhại thở dài nói: "Nắng kinh khủng quá, lại trúng vào vụ gặt nên nông dân càng thêm cực. Vụ này gia đình tôi làm 3 mẫu lúa, đã 4 ngày đội nắng nhưng cũng mới thu hoạch được một nửa. Thuê thêm người thì không có, vì ngày mùa ai cũng lo gặt ruộng của mình. Trời cứ nắng nóng kéo dài như ri, e chúng tôi kiệt sức mất”.
Cạnh ruộng anh Trung, mới 9 giờ nhưng đám lúa gần 5 sào của gia đình bà Nguyễn Thị Thuỷ đã gặt xong, mọi người đang tập trung gánh lúa lên bờ để chất lên xe công nông chở về nhà. “Chúng tôi phải thức dậy từ 3 giờ sáng đi gặt để tránh nắng, chứ tầm 10 giờ trở đi là nắng nóng không thể chịu nổi" - bà Thuỷ cho hay.
Hơn 9 giờ sáng, nắng nóng mỗi lúc một gay gắt. Chúng tôi đi xuyên qua những cánh đồng lúa của 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thấy trong cái nắng chói chang, những ruộng lúa chín rực lên báo hiệu mùa no ấm. Lẫn đâu đó là những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi của người nông dân, dẫu vất vả nhưng họ vẫn cười tươi, vì năm nay lúa đông xuân được mùa.
Ông Trần Đức Tài - Chủ tịch UBND xã An Thuỷ (Lệ Thuỷ) - địa phương trồng nhiều lúa nhất tỉnh Quảng Bình với 1.300ha, cho biết: Năm nay, năng suất lúa ở An Thủy đạt khoảng 70 tạ/ha, tăng 5 tạ so với vụ đông xuân năm ngoái và cao nhất từ trước đến nay. Còn theo đánh giá của Phòng NNPTNT huyện Lệ Thuỷ, bình quân năng suất lúa vụ đông xuân 2014 toàn huyện đạt 65,04 tạ/ha, tăng 3,04 tạ/ha so với năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học đang được mở rộng trên toàn quốc vì đây là mô hình thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, an toàn cho người tiêu dùng và không hại đến môi trường. Tại huyện Bình Đại, diện tích trồng rau an toàn đang dần được mở rộng, đặc biệt hai xã Châu Hưng và Phú Long là 2 xã tiên phong trong phong trào chuyển đổi canh tác trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học, đem lại an toàn và lợi nhuận cho người dân.

Thời gian gần đây, giá nhiều loài hoa tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã xuống chạm đáy khiến tiền bán hoa không đủ để chi trả giá thuê nhân công thu hoạch.

Trong khi các vùng triều trong tỉnh Quảng Ngãi, người nuôi tôm điêu đứng vì tôm dịch bệnh, nhiều hộ phải bỏ hồ hoang thì ở cánh đồng triều thuộc xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) nông dân đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Hơn 3 năm cá chẽm đã sống thích nghi với nguồn nước đồng triều nơi này và giải quyết được cuộc sống khốn khó cho bà con. Riêng vụ mùa năm nay, bà con nuôi cá vừa được mùa, được giá nên niềm vui như nhân đôi.

Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể.

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…