Đến lượt cau tươi tăng giá chóng mặt
Những ngày này, thương lái ở huyện Kế Sách, Long Phú (Sóc Trăng) và một số địa phương trong khu vực ĐBSCL đang săn lùng ráo riết tại các vườn cau để hỏi mua cau tươi. Hiện tại, cau tươi loại 1 đang có giá đến 45.000- 60.000 đồng/kg nhưng nhiều nhà vườn không đủ hàng để cung cấp cho thương lái.
“Trước và sau Tết Nguyên đán, thương lái ồ ạt đến vườn thu mua cau non để suất sang Trung Quốc, Đài Loan với giá khoảng 65.000- 70.000 đồng/kg (cân cả buồng) nên nhà vườn đua nhau bán sạch. Hiện nay, việc mua cau non đã dừng, thương lái chuyển sang mua cau già bình thường nhưng nhiều nhà không có hàng để bán”- bà Nguyễn Thị Lụa, nhà vườn trồng cau ở huyện Long Phú, cho biết.
Bà Thạch Thị Sữa, một thương lái thu mua cau ở huyện Kế Sách, cho rằng: “Bình thường, giá cau già khoảng 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do nhà vườn đốn bỏ cau để chuyển sang trồng các loại cây, màu khác nên sản lượng cau rất thấp, dẫn đến việc giá liên tục tăng cao”.
Sau khi thu mua cau tập kết về vựa, các đầu mối sẽ thuê nhân công lặt cau khỏi buồng để bỏ vào thùng rồi xuất sang Trung Quốc, Đài Loan hoặc vận chuyển lên TP HCM, Hà Nội tiêu thụ.
Trong khi đó, tại các chợ thôn quê ở ĐBSCL, cau tươi già được bán với giá 2.000-3.000 đồng/trái, cao gấp đôi so với trước đây.
Cau tập kết về các vựa ở Kế Sách
Những buồng cau sau khi phần trái được lặt ra để đóng thùng đem đi tiêu thụ
Có thể bạn quan tâm

Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.

Mấy tháng gần đây, một số nông dân xã Lý Văn Lâm và xã Tân Thành, TP Cà Mau tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật đầu tư thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn đất. Đây là mô hình mới đầy triển vọng, giúp nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Qua 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, vụ HT 2014 khu vực ĐBSCL có 101 DN tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa trên diện tích 77.420 ha, tăng 15% so với cùng kỳ.

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh đang phát triển mạnh tại xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Dù số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng mô hình này đã mang lại lợi nhuận cao và tạo sự yên tâm cho người nuôi, giúp họ vươn lên làm giàu.

Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, các hộ ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển trên đầm Thị Nại tại phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định điêu đứng vì cá giống khan hiếm và giá cao, trong khi đó cá nuôi thương phẩm hạ giá nhưng không có thương lái đến mua.