Đến lượt cau tươi tăng giá chóng mặt
Những ngày này, thương lái ở huyện Kế Sách, Long Phú (Sóc Trăng) và một số địa phương trong khu vực ĐBSCL đang săn lùng ráo riết tại các vườn cau để hỏi mua cau tươi. Hiện tại, cau tươi loại 1 đang có giá đến 45.000- 60.000 đồng/kg nhưng nhiều nhà vườn không đủ hàng để cung cấp cho thương lái.
“Trước và sau Tết Nguyên đán, thương lái ồ ạt đến vườn thu mua cau non để suất sang Trung Quốc, Đài Loan với giá khoảng 65.000- 70.000 đồng/kg (cân cả buồng) nên nhà vườn đua nhau bán sạch. Hiện nay, việc mua cau non đã dừng, thương lái chuyển sang mua cau già bình thường nhưng nhiều nhà không có hàng để bán”- bà Nguyễn Thị Lụa, nhà vườn trồng cau ở huyện Long Phú, cho biết.
Bà Thạch Thị Sữa, một thương lái thu mua cau ở huyện Kế Sách, cho rằng: “Bình thường, giá cau già khoảng 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do nhà vườn đốn bỏ cau để chuyển sang trồng các loại cây, màu khác nên sản lượng cau rất thấp, dẫn đến việc giá liên tục tăng cao”.
Sau khi thu mua cau tập kết về vựa, các đầu mối sẽ thuê nhân công lặt cau khỏi buồng để bỏ vào thùng rồi xuất sang Trung Quốc, Đài Loan hoặc vận chuyển lên TP HCM, Hà Nội tiêu thụ.
Trong khi đó, tại các chợ thôn quê ở ĐBSCL, cau tươi già được bán với giá 2.000-3.000 đồng/trái, cao gấp đôi so với trước đây.
Cau tập kết về các vựa ở Kế Sách
Những buồng cau sau khi phần trái được lặt ra để đóng thùng đem đi tiêu thụ
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, tôm tít xuất hiện dày trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), hàng trăm người dân sống ven đầm bơi sõng câu (một loại xuồng nhỏ) đóng chấn, đáy, thả lưới bắt. Có gia đình nhiều người làm nghề thu gần chục triệu đồng từ đánh bắt tôm tít.

Những năm qua, nghề nuôi tôm đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị), góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là 2 xã Hải An và Hải Khê.

Lần nuôi lươn đầu tiên thất bại, nhưng anh Phạm Văn Thuận (ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) không bỏ cuộc mà rút kinh nghiệm và quyết tâm gầy dựng lại.

Những ngày này, tại cảng cá lạch Quèn xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu, Nghệ An), hàng trăm phương tiện khai thác thủy, hải sản công suất lớn của ngư dân các xã Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa đã cập cảng trong niềm vui được mùa cá đốm.

Thời gian gần đây, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh tràn lan đã gây thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm trong tỉnh Khánh Hòa. Một trong những nguyên nhân chính là do chất lượng nước, môi trường ao nuôi chưa được quản lý tốt.