Đến lượt cau tươi tăng giá chóng mặt
Những ngày này, thương lái ở huyện Kế Sách, Long Phú (Sóc Trăng) và một số địa phương trong khu vực ĐBSCL đang săn lùng ráo riết tại các vườn cau để hỏi mua cau tươi. Hiện tại, cau tươi loại 1 đang có giá đến 45.000- 60.000 đồng/kg nhưng nhiều nhà vườn không đủ hàng để cung cấp cho thương lái.
“Trước và sau Tết Nguyên đán, thương lái ồ ạt đến vườn thu mua cau non để suất sang Trung Quốc, Đài Loan với giá khoảng 65.000- 70.000 đồng/kg (cân cả buồng) nên nhà vườn đua nhau bán sạch. Hiện nay, việc mua cau non đã dừng, thương lái chuyển sang mua cau già bình thường nhưng nhiều nhà không có hàng để bán”- bà Nguyễn Thị Lụa, nhà vườn trồng cau ở huyện Long Phú, cho biết.
Bà Thạch Thị Sữa, một thương lái thu mua cau ở huyện Kế Sách, cho rằng: “Bình thường, giá cau già khoảng 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do nhà vườn đốn bỏ cau để chuyển sang trồng các loại cây, màu khác nên sản lượng cau rất thấp, dẫn đến việc giá liên tục tăng cao”.
Sau khi thu mua cau tập kết về vựa, các đầu mối sẽ thuê nhân công lặt cau khỏi buồng để bỏ vào thùng rồi xuất sang Trung Quốc, Đài Loan hoặc vận chuyển lên TP HCM, Hà Nội tiêu thụ.
Trong khi đó, tại các chợ thôn quê ở ĐBSCL, cau tươi già được bán với giá 2.000-3.000 đồng/trái, cao gấp đôi so với trước đây.
Cau tập kết về các vựa ở Kế Sách
Những buồng cau sau khi phần trái được lặt ra để đóng thùng đem đi tiêu thụ
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện đã thả giống được gần 250 ha tôm, bao gồm thâm canh và bán thâm canh, tập trung nhiều ở huyện Tân Phú Đông, đạt 10% tổng diện tích thả giống theo kế hoạch năm 2014.

Ông Phạm Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn - Bình Định), cho biết: Từ đầu tháng 1.2014 đến nay, giá cá ngừ đại dương tại cảng cá Tam Quan tăng mạnh, hiện từ 100 - 120 ngàn đồng/kg, tăng từ 20.000 - 25.000 đồng/kg so với những tháng trước.

Tôm hùm thương phẩm tại Khánh Hòa hiện có giá từ 2 - 2,2 triệu đồng/kg, tăng khoảng 700.000 đồng so với cùng kỳ. Với mức giá này, người nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và các tỉnh có nghề tôm hùm sẽ có lời khá và đón tết sung túc hơn các năm.

Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều ngư dân ở các vùng bãi ngang ven biển của tỉnh Hà Tĩnh khai thác tép biển được mùa lớn (còn gọi con ruốc vì phần lớn tép ở đây được đem làm ruốc). Chỉ sau vài ngày đi biển về cập bến cảng, trên khoang thuyền của họ luôn đầy ắp tép tươi rói.

Hơn 65 đại diện của ngành thủy sản Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung thảo luận việc xây dựng tiêu chuẩn chung cho tôm nuôi và nghị định thư Dự án Phát triển thủy sản bền vững (FIP) vào cuối tháng 12/2013 tại Băng Cốc, Thái Lan.