Đem Màu Xanh Cho Biên Giới Bình Yên

Đứng chân trên dải đất biên cương rộng lớn gồm 6 xã biên giới Trịnh Tường, Nậm Chạc, A Mú Sung, A Lù, Ngải Thầu, Ý Tý của huyện Bát Xát, Lào Cai, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (Đoàn 345 KT-QP 345) đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động với 3 đồn Biên phòng: Ý Tý, A Mú Sung, Trịnh Tường và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền điạ phương 6 xã xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn.
Trong đó chú trọng giúp nhân dân địa phương phát triển kinh tế đi đôi với nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới. Những nơi cán bộ chiến sỹ đoàn đặt chân đến, màu xanh đã vươn dài, tỏa rộng, đem lại cuộc sống ấm no và bình yên cho đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Từ đầu năm 2010 đến nay, Đoàn KT-QP 345 đã hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất cho 1.570 lượt người dân địa phương; phối hợp với Phòng kinh tế huyện Bát Xát mở các lớp khuyến nông, khuyến lâm cho 385 người dân về kỹ thuật trồng cây cao su, dứa, chuối, trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế, rừng biên giới.
Chuyển đổi cây lương thực ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao như lúa: Séng Cù, ngô lai, trồng đậu tương trên chân ruộng một vụ đạt 90% kế hoạch. Đồng thời, đơn vị còn triển khai xây dựng mô hình điểm như trồng 0,5 ha dứa, 400 cây chuối, ươm 30 vạn cây giống thông, mỡ, sa mộc cung cấp cây giống cho nhân dân trong vùng...
Chỉ trong một thời gian ngắn 10 năm (từ 1995) đến nay, hàng trăm ha đất trống đồi trọc dọc các xã biên giới dân cư thưa thớt nay đã mọc lên màu xanh của chè, dứa, chuối và cây cao su.
Hiệu quả rõ nét nhất là mô hình làng kinh tế văn hóa Lũng Pô 2 gồm hơn 3 hộ chuyển từ Mường Khương đến trong chương trình sắp xếp dân cư nơi biên giới, được sự giúp đỡ của Đoàn đã sớm ổn định cuộc sống bằng trồng dứa, chè và chuối, hàng năm bán ra thị trường nhiều tấn sản phẩm.
Từ chỗ trên 60% nghèo đói, đến nay góp Lũng Pô không còn hộ đói, năm 2011 xóa tiếp 15% hộ nghèo.
Đại tá Trần Quyết Thắng, Chính ủy Đoàn KT-QP 345 cho biết: Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các xã và các đồn biên phòng trên địa bàn quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị, tình hình thực tế của địa phương.
Đồng thời, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời trong hoạt động phối hợp kết nghĩa nắm và quản lý chắc tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, bảo vệ đường biên, mốc giới, xây dựng mối đoàn kết quân dân.
Nhờ thực hiện tốt sự phối hợp giữa địa phương và đơn vị đã góp phần quản lý chặt tình hình địa bàn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội
Có thể bạn quan tâm

Cây tre lấy măng Điền Trúc đã góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Cơ Tu tại xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sau 3 năm thâm canh tre măng cho thu hoạch từ 20 - 30 tấn/ha/năm. Với giá bán 4.000 - 8.000 đ/kg thì 1 ha cho thu nhập khoảng 80 - 240 triệu đ/năm.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn cho vựa lúa quan trọng bậc nhất cả nước.

Trước sự việc một số hộ dân ở Cần Thơ đã tiêm phòng vaccine H5N1 cho đàn gia cầm nhưng gia cầm vẫn bị chết và kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy dương tính với virus H5N1, Cục Thú y cho biết, nhánh virus 2.3.2.1 đã xâm nhập vào các tỉnh phía Nam và gây bệnh.

Đến sinh sống, học hành và làm việc trên vùng đất Lâm Đồng từ năm 1971, tôi đã ngược xuôi từ Bảo Lộc về Đà Lạt không biết bao nhiêu lần mà kể. Thế mà cứ mỗi lần đến Km 178, qua cầu Đạ Le (Tam Bố), tôi chỉ nghe tiếng máy xập xình từ Mỏ Đá xen lẫn khói bụi.

Môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng hiện nay các vấn đề thu gom và xử lý rác thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt gia đình, xử lý rác tại các chợ… đang khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.