Đem Hết Khả Năng Khai Thác Thế Mạnh Thủy Sản Ở Địa Phương

Chủ tịch tỉnh Lê Tiến Phương, Phó Chủ tịch Huỳnh Thanh Cảnh cùng lãnh đạo các ban ngành liên quan vừa có chuyến thăm và làm việc tại Công ty CP Thủy sản Việt Úc. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất tôm giống có quy mô lớn và thương hiệu uy tín, chất lượng tại xã Vĩnh Tân - huyện Tuy Phong.
Sản lượng tôm giống hàng năm do doanh nghiệp sản xuất lên đến hàng tỷ post, cung cấp nhu cầu nuôi tôm thương phẩm cho nhiều thị trường trọng điểm trên cả nước… Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Lê Tiến Phương đánh giá cao kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty CP Thủy sản Việt Úc, từng bước nâng tầm thương hiệu tôm cho Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.
Qua đây, lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị doanh nghiệp tiếp tục đem hết khả năng, nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản ở địa phương. Đồng thời yêu cầu các sở ngành chức năng và địa phương liên quan hỗ trợ, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiến tới xây dựng hạ tầng trở thành trung tâm phát triển con giống bố mẹ hàng đầu ở nước ta…
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra trong gia đình nghèo tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu), anh Giàng A Sinh, dân tộc Mông, sinh năm 1970 sớm có suy nghĩ, trăn trở tìm cách vượt khó.

Ngày 9.9, Liên minh Nông nghiệp tổ chức Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam với chủ đề “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN lên ngành chăn nuôi tại Việt Nam”.

Hiện đang vào mùa thu hoạch chính của các loại rau củ đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo, nhưng do thị trường đang tiêu thụ mạnh nên giá các loại rau tăng cao so với tháng trước. Giá tăng nhưng các mặt hàng rau, củ Đà Lạt vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thu mua và xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh tại Đà Lạt.

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi ăn có vị thanh, mát.

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cởi bỏ chính sách “độc quyền tập thể” trong xuất khẩu lúa gạo theo Nghị định 109. Thay vào đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp (DN) mới, năng động tham gia xuất khẩu gạo.