Đem Gấc Về Làng

Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.
Gia đình ông Dũng vốn thuần nông, tuổi cập kê, ông bôn ba tứ xứ vài năm, sau đó về quê lấy vợ và sinh được 4 người con. Với vài sào ruộng và đất màu, làm quần quật quanh năm mà cũng chỉ đủ ăn, ông quyết định theo nghiệp thợ hồ. Ai gọi đâu làm đó, lang bạt khắp nơi nhưng cái nghề thợ hồ vốn không ổn định, sức khỏe lại yếu đi từng ngày, khó khăn lắm ông mới đưa ra quyết định khăn gói về quê lần hai.
Trồng gấc với ông Dũng là một cơ duyên. Từ đầu, ông không hề có ý định trồng gấc để làm giàu. Ông kể, một lần đi thăm bà con, thấy giàn gấc nhiều trái, lại nghe người ta kháo nhau rằng gấc có thể nấu xôi, chữa bệnh, làm dầu, thắng đường cho trẻ con uống bổ máu... nên xin chiết nhánh về trồng, không ngờ nó lại bén rễ và phát triển nhanh chóng trên mảnh đất cằn cỗi Đại Cường. Chỉ với một dây, sau vài tháng, gấc đã phủ kín giàn, bò cả lên tường và nóc nhà. “Gấc dễ trồng, không tốn công chăm sóc nhiều, thỉnh thoảng cho ít phân chuồng là cây phát triển mạnh, trái sai.
Nếu trúng mùa thì giàn gấc cho quả từ vài trăm đến nghìn trái chứ không ít” - ông Dũng cho hay. Ba năm rồi, từ ngày trồng gấc, ông Dũng cảm thấy gắn bó với loài cây này. Những lúc trời nóng, ông mắc võng nằm dưới bóng cây, say sưa ngắm trái đung đưa. Dưới đất hết chỗ, ông lại dựng giàn trên nóc nhà. Để phát triển bền vững, ông còn dành thì giờ tham khảo thêm hướng dẫn của kỹ sư nông nghiệp ở chuyên mục “Bạn nhà nông” phát sóng trên VTV2 hằng tuần. Trời không phụ công người, giàn gấc dường như thấu lòng chủ, mỗi ngày một xanh tươi, đơm hoa kết trái...
Mỗi trái gấc trung bình nặng từ 1,5 - 2kg, có nhiều trái nặng hơn 3kg. Giá gấc thị trường dao động từ 30 - 40 nghìn/kg, những lúc khan hiếm giá gấc vượt ngưỡng 50.000/kg. Trái gấc được nhiều lái buôn tìm tới tận nhà để thu mua, người trồng không phải lo đầu ra. Đến nay, sản phẩm gấc của ông Dũng đã có mặt tại các chợ đầu mối Ái Nghĩa, Đại Cường và thâm nhập vào thị trường tiêu thụ lớn Đà Nẵng. Cô Thu - một lái buôn ở thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc) cho biết, giàn gấc nhà ông Dũng cho trái hình dáng đẹp vừa đảm bảo chất lượng nên người mua rất ưa chuộng.
“Bán tận nhà, đỡ vận chuyển cho nên thu nhập cũng ổn định, vừa nuôi sống gia đình vừa có thêm phần dư dả, thoát nghèo” - ông Dũng phấn khởi. Bình quân mỗi vụ, gia đình ông thu lại 6 - 7 triệu đồng, một số tiền không nhỏ. Từ hiệu quả kinh tế cao mà gấc đem lại, nhiều bà con trong thôn đã đến nhà ông Dũng học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, phương pháp nhân giống và không quên xin ông vài nhánh về trồng thử nghiệm. “Cũng từ gốc rạ mà ra cả, mình làm được thì bà con cũng làm được. Mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đến bà con để cùng nhau vươn lên làm giàu, đỡ phải chịu cảnh đói nghèo đeo bám” - ông Dũng bộc bạch.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, song song với việc triển khai vụ kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu từ Mỹ, việc cấp bách cần làm ngay là hiệp hội sẽ gửi đơn kiến nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn tạm ngưng hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm từ gia cầm của Mỹ chứ không chỉ một số bang như hiện nay, do từ cuối năm 2014 đến nay, nước này xảy ra dịch cúm gia cầm.

Dù sản phẩm đã được công nhận VietGAP nhưng người tiêu dùng vẫn chưa thực sự yên tâm. Lý do là sự sạch - bẩn của rau chủ yếu phụ thuộc vào lương tâm của người sản xuất và bán hàng, chứ chưa được các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát…

Ông Nguyễn Văn Thông ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, trồng 3 công đậu phộng giống L15 cho biết, loại cây này dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chỉ sau 3 tháng có thể thu hoạch đạt năng suất 600 - 650 kg/công, tăng 20 - 25 kg/công so với vụ rồi. Sau khi thu hoạch xong, thương lái vào tận ruộng thu mua với giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, tăng khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg so với thời điểm năm rồi. Sau khi trừ hết chi phí, ông Thông lãi gần 20 triệu đồng.

Ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An, bà con nông dân trồng rau ăn lá trong mùa mưa thường gặp nhiều rủi ro do ẩm độ không khí cao, sâu bệnh phát triển mạnh, mưa gió nhiều rau dễ bị dập nát khó bán, bà con phải dùng lưới che nên tốn thêm chi phí. Tuy nhiên, do giá rau cao hơn so với những tháng trồng vào mùa nắng nên bà con vẫn duy trì diện tích trồng.

Phú Tân là một huyện cù lao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, cũng là một trong những huyện đi đầu trong tỉnh An Giang về ứng dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng, những năm qua, huyện không ngừng đổi mới các phương pháp canh tác để tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân, trong đó việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã giúp nông dân giảm thất thoát trên đồng ruộng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận ...