Đề Xuất Ưu Đãi Chưa Từng Có Cho Ngư Dân

Đó là một trong những chính sách ưu đãi chưa từng có trong dự thảo đề nghị hỗ trợ ngư dân, được Bộ NN&PTNT soạn trong vòng 40 ngày, theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, văn bản này sẽ được bàn và thông qua tại cuộc họp Chính phủ vào ngày 28/5.
Theo dự thảo, ngư dân đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần sẽ được sử dụng những tài sản trên để thế chấp vay vốn.
Theo đó, ngư dân tàu vỏ thép, vật liệu mới được vay 90% tổng giá trị con tàu trong 10 năm, vỏ gỗ là 70% (gồm cả ngư cụ, thiết bị trên tàu) trong 7 năm. Lãi suất 3%/năm và được ân hạn 1 năm. Chủ dự án là thành viên của tổ đội, hợp tác xã sản xuất trên biển; dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với phát triển tàu, nghề khai thác ở địa phương.
Ngoài ra, các tàu đánh bắt xa bờ, sẽ được vay vốn lưu động tối thiểu 200 triệu đồng/năm; tàu dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tối thiểu 500 triệu đồng/năm. Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hậu cần, tiêu thụ hải sản (có hợp đồng tiêu thụ tối thiểu 1 năm) được vay tối thiểu 60% giá trị hợp đồng cung cấp.
Những khoản vay này, sẽ áp dụng lãi suất tối thiểu cho vay ngắn hạn do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ. Cùng đó, ngư dân được hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, 100% kinh phí mua bảo hiểm kết hợp con người cho thuyền viên trên tàu đánh bắt xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần là thành viên của các tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản.
Dự thảo trên cũng đề xuất, với ngư dân bị chết, mất tích khi khai thác trên biển, được hỗ trợ tối thiểu 25 lần mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội; cấp 15 kg gạo/tháng/người trong thời gian 3 tháng cho các đối tượng là con dưới 18 tuổi, người thân (vợ/chồng, bố, mẹ, ông, bà) trên 60 tuổi sống phụ thuộc…
Tàu, thuyền được huy động hoặc tự nguyện tham gia cứu nạn người, tàu, thuyền bị rủi ro trên biển được hỗ trợ 100% chi phí nhiên liệu. Các tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ bị chìm, hư hỏng nặng, khi khôi phục sản xuất sẽ được cấp máy thông tin liên lạc, thiết bị đầu cuối và tất cả phao cứu sinh.
Các học viên, sinh viên học chuyên ngành khai thác hải sản sẽ được miễn học phí. Cấp học bổng hàng tháng mức (1.0) mức lương cơ sở cho học viên, sinh viên theo học ngành khai thác, nếu xếp học lực khá trở lên. Chính sách mới cũng hỗ trợ 100% học phí học nghề, và sinh hoạt phí 50 nghìn đồng/người/ngày cho người trực tiếp khai thác hải sản trong thời gian học nghề.
Dự thảo chính sách mới cho ngư dân, cũng đề xuất ưu tiên kinh phí đầu tư các hạng mục thiết yếu cảng cá, nơi neo đậu tránh trú bão.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.