Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề Xuất Mua Tạm Trữ Để Cứu Giá Lúa

Đề Xuất Mua Tạm Trữ Để Cứu Giá Lúa
Ngày đăng: 23/02/2012

Tuy nhiên, theo ý kiến của hầu hết doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo và nông dân, trong khi thị trường lúa nội địa đang ngày càng xấu đi thì Chính phủ cần sớm có quyết định cho thu mua tạm trữ để giữ giá lúa, thời gian thu mua triển khai từ 1/3 là hợp lý nhất và không nên giới hạn số lượng, còn lúa hàng hóa thì vẫn còn mua. Có như vậy mới cứu được giá lúa trong nước.

Hiện nay giá lúa đông xuân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang dao động từ 4.200-4.300 đồng/kg đối với lúa tươi loại thường, lúa hạt dài tươi xuất khẩu có giá 4.800 đồng/kg. Giá lúa khô cao hơn lúa tươi bình quân 1.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Sở dĩ lúa chất lượng thấp có giá xuống thấp vì phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu không dám mua vào để làm gạo 25% tấm, vì loại gạo này của Việt Nam đụng phải gạo cấp thấp của Ấn Độ đang bán ra với giá 375 USD/tấn, của Myanmar là 360 USD/tấn, tương đương với giá lúa chất lượng thấp khô là 5.000đồng/kg.
Do không có hợp đồng bán gạo 25% tấm nên phần lớn các doanh nghiệp không thu mua loại gạo này và tất nhiên là thương lái cũng không mua. Chính vì vậy mà trong suốt thời gian qua giá lúa chất lượng thấp cứ tuột dần và chưa biết đâu là điểm dừng.
“Nếu Chính phủ quyết định cho thu mua tạm trữ gạo thì chúng tôi cũng sẽ hạn chế thu mua loại gạo IR 50404 do thị trường không có đầu ra”, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết.
Trên thị trường giá lúa gạo tuần qua tiếp tục giảm do nhu cầu thấp và mặc dù VFA đã thống nhất hạ giá sàn là 420 USD/tấn áp dụng chung cho tất cả các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam và được thực hiện kể từ ngày 8/2, thế nhưng từ đó đến nay thị trường gạo thương mại vẫn ảm đạm còn thị trường tập trung vẫn đìu hiu.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Ấn Độ đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam có giá 440 USD/tấn, nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn không ký được hợp đồng mới.
“Thị trường đang thử thách khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp Việt Nam nếu doanh nghiệp nào lực yếu không chịu nổi thì sẽ bung ra sớm. Vì với mức giá sàn 420 USD/tấn thì gạo của Việt Nam đang thấp hơn gạo của Ấn Độ 20 USD/tấn. Thế nhưng từ khi công bố giá sàn mới đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào ký được hợp đồng mới”, một lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói.
Theo các chuyên gia ngành lúa gạo, giá lúa trong nước đang xuống rất thấp nên rất cần lực đỡ từ Chính phủ, nếu không thì giá lúa sẽ tiếp tục rơi tự do và nông dân sẽ rất khó khăn. Chỉ khi nào quyết định thu mua tạm trữ 1 triệu gạo được ban ra thì khi ấy giá lúa trên thị trường mới “gượng” lại được.
Tại cuộc họp hồi đầu tháng, Ban chấp hành Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã thống nhất nếu giá lúa thường (khô) trên thị trường rớt xuống dưới 5.000 đồng/kg, VFA sẽ báo cáo Chính phủ để xin mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo.
Vấn đề nóng nhất hiện nay là làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu, cứu giá lúa trong nước, đảm bảo cho nông dân lãi 30% trở lên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng giao dịch trên thị trường gạo xuất khẩu lại đang rất trầm lắng.
Sở dĩ có mức giá thu mua như trên do VFA căn cứ vào thông báo giá sản xuất vụ đông xuân 2011 - 2012 của Bộ Tài chính khoảng 3.400đồng/kg, cộng thêm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và 30% mức lãi tối thiểu thì giá thành sản xuất thì 1 kg lúa sẽ vào khoảng 4.500 đồng/kg, như vậy giá mua tối thiểu lúa khô sẽ là 5.000 đồng/kg phù hợp.
Theo các nhà chuyên môn, để vực dậy thị trường xuất khẩu gạo, vai trò của VFA cần thể hiện tích cực hơn trong thời điểm khó khăn này. Mặc dù hiện nay kiến nghị mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo đã được VFA trình lên Chính phủ và thời gian triển khai thu mua tạm trữ sẽ bắt đầu từ 15/3, nhưng nhiều ý kiến cho rằng thị trường lúa gạo nội địa đang diễn biến rất xấu, do vậy Chính phủ nên sớm có quyết định.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, sản lượng lúa đông xuân năm nay cũng tương đương như mọi năm nhưng do xuất khẩu hơi chậm nên ảnh hưởng đến giá lúa trong nước. Vừa qua UBND tỉnh Đồng Tháp đã họp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương thống nhất kiến nghị Chính phủ sớm có quyết định mua tạm trữ để giữ giá lúa. Bộ Tài chính nhanh chóng xúc tiến các việc như, ấn định hạn mức tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp ra sao.
Có như vậy các doanh nghiệp mới có điều kiện sớm triển khai thu mua, vì các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang bước sang tháng 3 sẽ thu hoạch rộ, nếu để tới 15/3 mới bắt tay vào việc sẽ muộn.


Có thể bạn quan tâm

Vải thiều sớm tiêu thụ thuận lợi, được giá Vải thiều sớm tiêu thụ thuận lợi, được giá

Tại các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người trồng vải phấn khởi bởi giá cao, tiêu thụ thuận lợi. Năm nay, sản lượng vải sớm toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 25.000 tấn, tăng 5.500 tấn so với năm ngoái.

26/05/2015
Giải cứu ổi Sóc Trăng Giải cứu ổi Sóc Trăng

Tiếp sau hành tím của nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ùn ứ trên 50.000 tấn, phải nhờ đến sự chung tay của các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể “giải cứu”, đến nay, các hộ trồng ổi trên địa bàn huyện Kế Sách cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi cả ngàn hécta ổi phải bỏ trắng vườn.

26/05/2015
Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP đạt lợi nhuận 100 triệu đồng/ha/vụ Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP đạt lợi nhuận 100 triệu đồng/ha/vụ

100 triệu đồng/ha/vụ là lợi nhuận từ dự án “Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP” do Hội Nông dân xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) triển khai thực hiện hơn 2 năm qua. Theo đó, 14 hộ tham gia dự án đã được vay 300 triệu đồng từ quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tập huấn kỹ thuật trồng cây mãng cầu theo chuẩn VietGAP.

26/05/2015
Bao trái cây khiến vỏ chuyển xanh sang vàng Bao trái cây khiến vỏ chuyển xanh sang vàng

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL sử dụng một số sản phẩm bao trái “Made in Taiwan” (Đài Loan) làm cho trái cây chuyển từ màu xanh sang vàng, bóng sáng đẹp mắt nhưng chính người trồng cũng không dám ăn.

26/05/2015
Tem chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận hỗ trợ phát triển thương hiệu doanh nghiệp Tem chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận hỗ trợ phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (hiệp hội), qua theo dõi thị phần tiêu thụ thanh long hàng năm của Bình Thuận thì chủ yếu xuất khẩu chiếm đến 80 - 85%, tiêu thụ trong nước chỉ 15 - 20%. Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng sản lượng nhập khẩu mặt hàng trên thông qua đường biên mậu (biên giới các cửa khẩu), chỉ 30% nhập từ đường biển.

26/05/2015