Đề Xuất Các Giống Lúa Cho Sản Xuất Vụ Mùa

Sở NNPTNT Bình Định vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về việc triển khai các giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ mùa năm 2012.
Theo đó, vụ mùa các địa phương chỉ đạo lịch thời vụ, cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật như sau: Đối với lúa mùa gieo khô, thời vụ gieo sạ tập trung từ giữa đến cuối tháng 7, kết thúc trước ngày 10.8, nhằm đảm bảo thu hoạch dứt điểm trong tháng 11 để khỏi ảnh hưởng đến sản xuất vụ sau.
Các giống lúa chủ lực gieo sạ gồm: ĐV108, VĐ8, ĐB6, Q5, giống bổ sung TBR1, ĐB1, ĐB5, Xi23, ML202, ML214, BC15. Đối với lúa sạ vụ 3, thời vụ gieo sạ từ cuối tháng 6 đến 15.7, các giống lúa chủ lực gieo sạ gồm ĐV108, VĐ8, ML202, giống bổ sung ML214, ML48, SH2, HT1…
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.

Đã từ nhiều năm nay, cây dưa lê trồng xen giữa 2 vụ lúa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình ở xã Hưng Long (Ninh Giang - Hải Dương).

Cây chôm chôm là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Nam nước ta; là loại cây ưa chuộng đất thịt pha cát hay pha sét, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt; thích hợp với những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa phân bố hằng năm khoảng 2.000mm…

Hơn 30 tuổi, có trong tay gần 2.000 gốc cam và quất, vườn cây ăn quả của anh Vũ Văn Dũng, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là địa chỉ cho nhiều ND đến tham quan, học hỏi.

Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.