Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp, nông nghiệp

Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp, nông nghiệp
Ngày đăng: 17/10/2015

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Đại biểu Man Ngọc Lý, Giám đốc Sở Công Thương:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để công nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững

Để thực hiện được mục tiêu - nhiệm vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững đến năm 2020 như Dự thảo Báo cáo Chính trị đã đặt ra, theo chúng tôi, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp, biện pháp chủ yếu sau đây:

Về quy hoạch và chính sách: Tiếp tục rà soát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Định; bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu, cụm công nghiệp...

xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực cho từng giai đoạn; xây dựng danh mục ngành nghề ưu tiên khuyến khích đầu tư vào Bình Định...

Về đầu tư hạ tầng: Tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng bộ.

Hình thành và xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành như dệt may, cơ khí, điện - điện tử, chế biến gỗ nội thất...

Về thu hút đầu tư: Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư theo hướng thu hút các tập đoàn lớn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu…

Về nhân lực: Đẩy mạnh công tácphát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp; đa dạng hóa các hình thức đào tạo; ưu tiên và có chính sách thu hút đối với những người tài, người có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại tỉnh.

Đồng hành cùng doanh nghiệp: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi được cấp giấy phép; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy hoạch ngành Công nghiệp Bình Định;

Lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp gỡ, đối thoại cùng doanh nghiệp để kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...

Đại biểu Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNN:

Nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp, phát triển bền vững, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập của nông dân, cần thực hiện các giải pháp cụ thể:

Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp:

Tổ chức lại sản xuất trên từng lĩnh vực, từng ngành hàng nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích; tổ chức lại phương thức sản xuất.

Tiêu thụ sản phẩm: Tổ chức các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ và bền vững vào lĩnh vực đầu tư, thu mua sản phẩm của nông dân để chế biến và tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Tăng cường xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng sản phẩm và đa dạng loại hình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách: Xây dựng và cụ thể các chính sách phù hợp trên địa bàn tỉnh để khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng, đẩy mạnh liên kết “4 nhà”.

Xây dựng mới các cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho Bình Định để khuyến khích hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn:

Thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lượng đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và bảo vệ thực vật, thú y viên ở cơ sở; tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để kịp thời tổ chức phòng, chống, dập dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Đại biểu Mai Văn Ngọc, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tuy Phước:

Phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới

Đến nay, huyện Tuy Phước đã có 4/11 xã được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Để các xã hoàn thành XDNTM giai đoạn 2016 - 2020 đạt chuẩn trước thời hạn, Đảng bộ huyện đẩy mạnh thực hiện một số nhóm giải pháp như sau:Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động XDNTM bằng nhiều hình thức, đẩy mạnh các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Từ đó, củng cố thêm niềm tin để mọi tầng lớp nhân dân xây dựng khối đoàn kết toàn dân cùng nhau XDNTM một cách bền vững.

Tập trung quyết liệt đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân trong lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ Chương trình XDNTM đối với 7 xã còn lại.

Cần tập trung rà soát, đánh giá, điều chỉnh đồ án quy hoạch và đề án XDNTM; nguồn vốn đầu tư và lồng ghép các chương trình dự án và vận động cộng đồng dân cư tích cực tham gia.

Trong đó, ưu tiên thực hiện bê tông giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương bê tông theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện.

Thường xuyên hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 45-50 triệu đồng/năm.

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội và cân đối đủ nguồn lực, đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

08/12/2014
Nuôi Thủy Sản Trên Vùng Đất Phèn Nuôi Thủy Sản Trên Vùng Đất Phèn

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.

21/07/2014
Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Cú Huých Cho Ngành Nông Nghiệp Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Cú Huých Cho Ngành Nông Nghiệp

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.

08/12/2014
Quảng Ninh Sản Xuất Thành Công Giống Cá Song Chấm Nâu Quảng Ninh Sản Xuất Thành Công Giống Cá Song Chấm Nâu

Với trên 21km bờ biển cùng với hàng ngàn ha bãi triều, Đầm Hà (Quảng Ninh) thực sự giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cua, ngao, tu hài...

22/07/2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) Ước Đạt 8.749 Tấn

6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 8.749 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, bằng 52,1% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 90.000 tấn, sản phẩm khô 7.500 tấn, nước mắm 8.400 lít, sản phẩm dạng mắm đạt 700 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.367 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch.

22/07/2014