Để Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015 Đạt Hiệu Quả Cao

Thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trong tỉnh đang thu hoạch dứt điểm lúa thu đông, một số nơi đang cải tạo đất chuẩn bị xuống giống tiếp vụ lúa đông xuân (ĐX) năm 2014 - 2015. Vụ lúa này được xem là quan trọng nhất trong năm.
Theo kế hoạch, vụ ĐX năm 2014 - 2015 toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ xuống giống khoảng 205.000ha, tăng hơn 32.000ha so với cùng kì. Đến thời điểm hiện tại, nông dân trong tỉnh đã xuống giống được hơn 74.000ha, tập trung ở các huyện: Cao Lãnh, Tháp Mười, Tân Hồng.
Vì điều kiện thời tiết vụ ĐX này được dự báo là bất lợi, nên ngành nông nghiệp căn cứ vào diễn biến rầy nâu di trú, khuyến cáo lịch xuống giống lúa ĐX 2014 - 2015 chia làm 3 đợt. Đợt 1: từ ngày 14/10 - 22/10; đợt 2: từ ngày 13/11 - 22/11; đợt 3: từ ngày 10/12 -20/12 (theo Dương lịch).
Song song đó, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân khi xuống giống phải tuân thủ theo nguyên tắc chung là gieo sạ tập trung, đồng loạt trên từng khu vực, từng cánh đồng, không để xảy ra trường hợp trên cùng một cách đồng có nhiều trà lúa khác nhau; đảm bảo việc xây dựng cơ cấu giống lúa cho vụ ĐX đúng yêu cầu cân đối, an toàn dịch bệnh, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, tùy điều kiện sản xuất từng khu vực, nông dân nên sử dụng các loại giống chủ lực, kháng sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng tốt như: OM 4218, OM 6976, OM 4900, Jasmine 85, VĐ20...
Bên cạnh chuẩn bị tốt lịch thời vụ, nguồn giống tốt, nông dân cần chú ý việc kéo dài thời gian giữa cải tạo đất với thời gian gieo sạ để rơm rạ được phân hủy, tránh cây lúa bị ngộ độc hữu cơ; phải thăm đồng thường xuyên, vì vụ có những đợt thời tiết lạnh, nông dân cần bón kali cho đợt đầu tiên để giúp cây lúa chống chịu tốt.
Đối với các diện tích xuống giống trễ, nếu không bảo đảm được thời gian cách li đầu vụ, nông dân cần sử dụng Trichoderma để phân hủy rơm rạ; sử dụng vôi 10 - 20kg/công và xả nước rửa đất. Ngoài ra, do độ ẩm cao nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, sâu cuốn lá.
Trước vụ mùa mới, ngành nông nghiệp đưa ra những giải pháp, khuyến cáo nhằm hỗ trợ tốt cho nông dân. Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Chi cục Trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “Ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân làm vệ sinh đồng ruộng, xử lý rơm rạ sớm, tạo nền đất tốt cho việc sản xuất lúa ĐX.
Đồng thời, hướng người dân gieo sạ lúa theo đúng lịch thời vụ và đồng loạt, chú trọng xây dựng bộ giống chủ lực cho từng vùng; nắm chặt tình hình diễn biến thời tiết và theo dõi sát đồng ruộng để chủ động phòng, chống các loại thiên tai, dịch hại”.
Ngoài ra, để hạn chế thiệt hại do các đối tượng sâu bệnh gây ra, Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân cần tập trung chăm sóc, bón phân cân đối cho cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật “ 3 giảm 3 tăng”, “1 phải 6 giảm”.
Để vụ ĐX 2014 - 2015 đạt năng suất cao, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh cho rằng: “Ngành nông nghiệp các huyện, thị cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tập trung chủ động tiêu nước, hướng dẫn nông dân bón phun thuốc BVTV phù hợp, hạn chế tối đa đến mức cần thiết và nên sạ lượng giống lúa vừa phải...”.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187B77/De_vu_lua_dong_xuan_2014_2015_dat_hieu_qua_cao.aspx
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều ngày 24/4, tại Hà Nội, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh dịch lợn tai xanh đang có nguy cơ lan ra diện rộng, vì vậy các địa phương cần cảnh giác phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Thực hiện Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương đã xây dựng thí điểm mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp ở 12 tỉnh, thành trong cả nước

Ông Nguyễn Vũ Hành - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuy An cho biết: Hơn 1 tháng qua, tôm tít (còn gọi là con bàn chải) xuất hiện khá dày trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An, Phú Yên). Tôm tít xuất hiện tập trung tại ngư trường 3 xã An Hòa, An Hiệp và An Cư.