Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015 Đạt Hiệu Quả Cao

Để Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015 Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 15/11/2014

Thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trong tỉnh đang thu hoạch dứt điểm lúa thu đông, một số nơi đang cải tạo đất chuẩn bị xuống giống tiếp vụ lúa đông xuân (ĐX) năm 2014 - 2015. Vụ lúa này được xem là quan trọng nhất trong năm.

Theo kế hoạch, vụ ĐX năm 2014 - 2015 toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ xuống giống khoảng 205.000ha, tăng hơn 32.000ha so với cùng kì. Đến thời điểm hiện tại, nông dân trong tỉnh đã xuống giống được hơn 74.000ha, tập trung ở các huyện: Cao Lãnh, Tháp Mười, Tân Hồng.

Vì điều kiện thời tiết vụ ĐX này được dự báo là bất lợi, nên ngành nông nghiệp căn cứ vào diễn biến rầy nâu di trú, khuyến cáo lịch xuống giống lúa ĐX 2014 - 2015 chia làm 3 đợt. Đợt 1: từ ngày 14/10 - 22/10; đợt 2: từ ngày 13/11 - 22/11; đợt 3: từ ngày 10/12 -20/12 (theo Dương lịch).

Song song đó, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân khi xuống giống phải tuân thủ theo nguyên tắc chung là gieo sạ tập trung, đồng loạt trên từng khu vực, từng cánh đồng, không để xảy ra trường hợp trên cùng một cách đồng có nhiều trà lúa khác nhau; đảm bảo việc xây dựng cơ cấu giống lúa cho vụ ĐX đúng yêu cầu cân đối, an toàn dịch bệnh, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, tùy điều kiện sản xuất từng khu vực, nông dân nên sử dụng các loại giống chủ lực, kháng sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng tốt như: OM 4218, OM 6976, OM 4900, Jasmine 85, VĐ20...

Bên cạnh chuẩn bị tốt lịch thời vụ, nguồn giống tốt, nông dân cần chú ý việc kéo dài thời gian giữa cải tạo đất với thời gian gieo sạ để rơm rạ được phân hủy, tránh cây lúa bị ngộ độc hữu cơ; phải thăm đồng thường xuyên, vì vụ có những đợt thời tiết lạnh, nông dân cần bón kali cho đợt đầu tiên để giúp cây lúa chống chịu tốt.

Đối với các diện tích xuống giống trễ, nếu không bảo đảm được thời gian cách li đầu vụ, nông dân cần sử dụng Trichoderma để phân hủy rơm rạ; sử dụng vôi 10 - 20kg/công và xả nước rửa đất. Ngoài ra, do độ ẩm cao nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, sâu cuốn lá.

Trước vụ mùa mới, ngành nông nghiệp đưa ra những giải pháp, khuyến cáo nhằm hỗ trợ tốt cho nông dân. Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Chi cục Trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “Ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân làm vệ sinh đồng ruộng, xử lý rơm rạ sớm, tạo nền đất tốt cho việc sản xuất lúa ĐX.

Đồng thời, hướng người dân gieo sạ lúa theo đúng lịch thời vụ và đồng loạt, chú trọng xây dựng bộ giống chủ lực cho từng vùng; nắm chặt tình hình diễn biến thời tiết và theo dõi sát đồng ruộng để chủ động phòng, chống các loại thiên tai, dịch hại”.

Ngoài ra, để hạn chế thiệt hại do các đối tượng sâu bệnh gây ra, Chi cục BVTV tỉnh khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân cần tập trung chăm sóc, bón phân cân đối cho cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật “ 3 giảm 3 tăng”, “1 phải 6 giảm”.

Để vụ ĐX 2014 - 2015 đạt năng suất cao, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh cho rằng: “Ngành nông nghiệp các huyện, thị cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tập trung chủ động tiêu nước, hướng dẫn nông dân bón phun thuốc BVTV phù hợp, hạn chế tối đa đến mức cần thiết và nên sạ lượng giống lúa vừa phải...”.

Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187B77/De_vu_lua_dong_xuan_2014_2015_dat_hieu_qua_cao.aspx


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang Hoạt Động Khuyến Nông Trong Thủy Sản Đạt Hiệu Quả Cao Tiền Giang Hoạt Động Khuyến Nông Trong Thủy Sản Đạt Hiệu Quả Cao

Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.

24/01/2015
Hà Nội Tiếp Tục Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Vùng Trọng Điểm Hà Nội Tiếp Tục Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Vùng Trọng Điểm

Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.

24/01/2015
Thành Công Với Ước Mơ Làm Giàu Trên Quê Hương Thành Công Với Ước Mơ Làm Giàu Trên Quê Hương

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.

24/01/2015
Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.

24/01/2015
Ninh Thuận Kỳ Tích Mới Ở “Thủ Phủ” Tôm Giống Ninh Thuận Kỳ Tích Mới Ở “Thủ Phủ” Tôm Giống

Điều gì làm cho một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ được mệnh danh là xứ sở “thừa nắng” trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước? Câu trả lời đơn giản là tỉnh ta đã khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm để sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không sánh kịp.

26/01/2015