Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Tôm Nhỏ Được Sống

Để Tôm Nhỏ Được Sống
Ngày đăng: 17/03/2014

Nếu có dịp đi bất cứ chợ nào, từ thành phố Huế đến các huyện, vùng nông thôn chúng ta sẽ thấy ở đâu cũng có bán tôm đánh bắt tự nhiên từ đầm phá. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, loại tôm nhỏ hoặc cực nhỏ bao giờ cũng chiếm số lượng lớn.

Nếu tôm, có thể gọi là lớn trong nhóm đánh bắt tự nhiên, gọi lớn thì cùng lắm cỡ mười mười hai con một lạng; còn loại cực nhỏ thì e đến hàng năm bảy mươi con.

Mãi đến 8, 9 giờ sáng, tại chợ Trường An (TP Huế), thấy những con tôm bé tí vẫn còn sống búng lóc chóc mà thấy tiếc, ước gì số tôm này được nuôi lại trong các ao các trộ sáo lưới mùng nuổi theo kiểu quảng canh thì chừng hai tháng sau sẽ thu được lợi khá hơn nhiều. Nhưng đối với ngư dân ta, không mấy ai chờ đợi kiểu ấy, nếu không muốn nói là tất cả.

Khi thực hiện loạt ký sự “Dọc miền sóng nước”, tôi có dịp đi các vùng đầm phá từ Quảng Lợi cho đến Quảng Thành (Quảng Điền). Từ đầm Chuồn, đầm Sam (Phú An, Phú Vang) cho đến Lộc Bình, Vinh Hiền (Phú Lộc)… Lênh đênh trên đầm phá Quảng Lợi, thấy một ngư dân đánh bắt được tôm quá nhỏ, tôi hỏi: “Sao không làm mắc lưới lớn hơn để bắt tôm lớn, để dành những con tôm nhỏ lại chúng lớn rồi bắt sẽ lợi hơn rất nhiều”?

Ông bảo: “Cũng muốn như thế lắm, nhưng làm là phải làm đều, mình làm mắt lớn mà họ làm mắt nhỏ cũng như không”. Đó là câu chuyện thật của ngư dân đầm phá hiện nay. Ai cũng muốn mình có lợi thế hơn người khác, vậy là đầm phá bị vắt cạn kiệt.

Nói cho công bằng thì việc đánh bắt thuỷ sản tự nhiên ở đầm phá những năm gần đây cũng được cải thiện hơn trước rất nhiều. Những vùng nó sáo dày đặc trước đây được quy hoạch sắp xếp lại. Những hình thức đánh bắt mang tình chất huỷ diệt môi trường như giã cào, thậm chí là rà điện đã không còn. Nhưng vấn đề kiểm soát cho được việc ngư dân đánh bắt mắt lưới có kích cỡ lớn hơn theo quy định thì vẫn còn hết sức nan giải.

Theo quan sát của chúng tôi trong những lần đi đầm phá, mỗi ngư dân làm nghề một đêm thu chừng từ 0,5 – 1 kg tôm. Cũng có khi nhiều hơn nhưng hiện nay, những đêm như vậy là rất hiếm. Có lẽ có quá nhiều người hành nghề. Và còn một lý do nữa như đã nêu là ngư dân đánh bắt khi tôm chưa kịp lớn nên sản lượng rất thấp.

Ai cũng thấy khai thác như vậy là lãng phí, không hợp lý, tự mình làm thiệt hại cho mình, ngay cả những ngư dân trực tiếp làm công việc này, nhưng để có một giải pháp nào khả thi cải thiện tình hình thì dường như chưa được đặt ra và thực thi có hiệu quả.

Qua tìm hiểu, chúng tôi mạnh dạn có những đề xuất nâng cao sản lượng đánh bắt tôm tự nhiên như sau:

Nhà nước cần kiên quyết chỉ đạo các cơ sở sản xuất lưới thực hiện đúng kích cỡ mắt lưới theo qui định. Hàng năm, ngành thuỷ sản thường tổ chức thả thuỷ sản xuống đầm phá để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Cùng với việc làm này nên thường xuyên kiểm tra ngư dân sử dụng các dụng cụ khai thác thuỷ sản ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay, mặt nước đầm phá đã được phân chia. Trong từng thôn, những ai hành nghề đánh bắt tự nhiên người dân đều biết. Có những thôn thành lập cả hội nghề nghiệp về đánh bắt thuỷ sản. Chính quyền cơ sở nên chỉ đạo các thôn vận động nhau thực hiện việc hành nghề với dụng cụ những mắt lưới theo đúng qui định. Không nên sử dụng mắt lưới nhỏ đánh bắt để đảm bảo khai thác thuỷ sản bền vững. Ngư dân thực hiện tốt điều này cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Cũng rất nên vận động người dân một ngày trong năm hay một ngày trong năm quí chẳng hạn, là ngày không đánh bắt thuỷ sản. Mục đích của việc làm này chủ yếu là đánh động ý thức của ngư dân về bảo môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. Nhưng mặt khác cũng góp phần làm tăng giá trị thuỷ sản trực tiếp.

Giả sử mỗi ngư dân một đêm đánh bắt được nửa kg tôm. Cả tỉnh có hàng ngàn ngư dân thì sẽ giữ được rất nhiều lượng tôm cho đầm phá. Điều này làm tăng khả năng sinh sản.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Phú Hữu Bức Xúc Vụ Bắp Chết Nông Dân Phú Hữu Bức Xúc Vụ Bắp Chết

Cuối tháng 6 và đầu tháng 12-2013, báo chí đã phản ánh về tình trạng bắp lai bị chết hàng loạt hoặc cho năng suất rất thấp ở một số xã của huyện An Phú. Số bắp chết hoặc cho năng suất thấp đều là giống bắp DK 9901, DK 6818, DK 8868…do Công ty Dekalb (phường 6, quận 3, TP. HCM) cung cấp. Sau phản ánh của báo chí, cuối tháng 6 - 2013, đại diện Công ty Dekalb đến xác minh hiện trạng. Nông dân được hứa hẹn sẽ có “hậu kiểm”, xác định nguyên nhân để có hướng hỗ trợ…

09/11/2014
Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Sinh Học Cho Ngô Biến Đổi Gen Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Sinh Học Cho Ngô Biến Đổi Gen

Theo tin từ Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học (Cục Bảo tồn đa dạng sinh học - Bộ TN&MT), Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 2485 và 2486/QĐ-BTNMT cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 (Công ty TNHH Syngenta Việt Nam) và NK603 (Công ty TNHH Dekalb Việt Nam).

09/11/2014
Giá Đường Thế Giới Có Thể Bắt Đầu Đảo Chiều Tăng Giá Đường Thế Giới Có Thể Bắt Đầu Đảo Chiều Tăng

Báo cáo của một tập đoàn thương mại Brazil đã gây lo ngại cho những nhà đầu tư đặt cược rằng giá đường sẽ giảm trong bối cảnh thị trường toàn cầu tràn ngập nguồn cung. Họ đặt cược như vậy trên cơ sở Brazil – quốc gia đóng góp khoảng 1/5 sản lượng đường thế giới – sẽ bội thu đường trong năm nay.

13/11/2014
Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra

Cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Lâm Đồng đã phải cầu cứu các siêu thị ở TPHCM hợp tác để tiêu thụ cà chua cho nông dân. Sau 1 tuần, hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC vào cuộc và mở chiến dịch vận động người dân TPHCM “Ăn cà chua giúp nông dân Lâm Đồng”, giá cà chua từ mức 10.000 đồng/3kg đã kéo lên được 15.000 đồng/2kg tại các chợ truyền thống. Trước đó là vụ vải thiều Bắc Giang, hành tây…

09/11/2014
Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.

13/11/2014