Trang chủ / Rau gia vị / Ớt

ĐỂ ỚT CHÍN ĐỀU

ĐỂ ỚT CHÍN ĐỀU
Ngày đăng: 05/04/2012

Mỗi chùm ớt thường có 3-5 quả, hoa trong 1 chùm nở 3-4 ngày mới hết nên trong điều kiện chăm sóc bình thường ớt chín không tập trung, mỗi ngày phải thu hái 1 lần mất nhiều thời gian lao động. Để các trái ớt chín đều trong 1 chùm, thu hoạch nhanh giảm công lao động, nhà nông cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau.

Bón nhiều phân gia cầm hoai mục: Phân gia cầm hoai mục rất thích hợp cho ớt sinh trưởng, phát triển, năng suất cao, chất lượng tốt. Phân gia cầm nên bón lót 50% lúc trồng khoảng 3-5 tạ/sào và bón thúc cho ớt sau trồng 3-4 tháng làm tăng tuổi thọ của cây ớt.

Bón vôi bột: Độ pH thích hợp cho cây ớt sinh trưởng, phát triển thuận lợi khoảng 6-7, với những chân đất chua, độ pH

Bón cân đối đạm và kali cho ớt theo tỷ lệ 1N : 1K2O với mỗi lần bón thúc để tăng khả năng chống bệnh hại cho cây và tăng chất lượng quả ớt chín. Tùy vào màu sắc tán lá xanh hay vàng, năng suất quả sau mỗi lần thu hái, bón thúc 10-15 ngày/lần, mỗi lần 2-4 kg đạm ure + 2-4 kg kali clorua/sào.

Phun phân bón lá chất lượng cao. Sử dụng một trong hai sản phâm Vườn sinh thái hoặc Bio-plant phun cho ớt 10 ngày/lần. Trong hai sản phẩm phân bón lá cao cấp này có chứa nhiều axit amin, nguyên tố đa, trung, vi lượng cân đối, các enzim, vitamin, chất auxin cần thiết cho cây trồng và các chủng vi sinh vật hữu ích làm tới xốp đất, tăng khả năng tổng hợp và phân hủy xác hữu cơ nên làm tăng độ màu mỡ của đất, giảm 20-30% lượng phân bón vô cơ. Nhờ có các auxin kích thích sinh trưởng điều tiết cho các quả/chùm giúp cho quả ớt lớn nhanh, độ đồng đều cao, chín sớm. Thực tế các hộ nông dân xã Thanh Vân, Hương Lâm, Mai Đình (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) vụ thu đông 2009 sử dụng 2 sản phẩm này phun cho ớt làm trái chín đều, tăng 15-20% năng suất quả.

Luân canh hàng năm với cây lúa nước để hạn chế nguồn bệnh cho vụ sau.

Sử dụng sản phẩm Phytoxin VS để phòng các loại bệnh hại do nấm, vi khuẩn cho ớt rất hiệu quả. Phytoxin VS là loại sản phẩm sinh học nằm trong nhóm Exin-4.5HP đã được đăng ký sử dụng tại Việt Nam từ năm 2009. Sản phẩm Phytoxin VS có cơ chế tác dụng như một loại “vac xin” cho cây trồng.

Cách sử dụng, phun dung dịch Phytoxin VS (pha 1 gói 10ml/8 lít nước) ướt hạt nứt nanh, để hong khô trong bóng râm, sau đem gieo. Phun cho ớt lúc mọc có 2-3 lá thật và các lần sau cách nhau 12-15 ngày. Kết quả sử dụng sản phẩm Phytoxin VS phòng bệnh cho ớt ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vụ đông 2009 và vụ xuân năm 2010 rất tốt, cây ớt hoàn toàn không bị các bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh lở cổ rễ, thán thư, sương mai làm thối trái.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cau Tứ Thời Xen Ớt Sừng Bo Trồng Cau Tứ Thời Xen Ớt Sừng Bo

Ông Nguyễn Văn Măng, ở thôn Cứu Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), qua nhiều năm cải tạo vườn tạp để ươm trồng cau tứ thời xen ớt sừng bò, tới nay, bước đầu cho thu hoạch với giá trị khá cao.

07/04/2012
Quy Trình Trồng Ớt Cay Quy Trình Trồng Ớt Cay

Ớt cay F1 BM 738 là giống lai F1 của Hàn Quốc có thời gian sinh trưởng 100-120 ngày. Giống phát triển rất khoẻ, ra quả tập trung, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, 25- 30 tấn/ha.

07/04/2012
GIEO ƯƠM GIỐNG ỚT GIEO ƯƠM GIỐNG ỚT

Trồng ớt không khó, nhưng để giảm bớt công sức, chi phí để tăng thêm lợi nhuận thì không phải ai cũng dễ làm được. Thực tế cho thấy nhiều chủ ruộng (nhất là những người mới vào nghề) còn tỏ ra khá lúng túng ở một số khâu kỹ thuật, trong đó có khâu sản xuất cây giống. Do chưa có kinh nghiệm, nhiều người đã gieo hạt giống lên trên luống đất sau đó nhổ cây con đem trồng, làm vậy cây ớt giống rất dễ bị đứt rễ, khi đem trồng cây sẽ bị mất sức, phải tốn khá nhiều công chăm sóc sau đó cây mới hồi phục lại được.

05/04/2012
Bệnh Thối Xám Hại Ớt Bệnh Thối Xám Hại Ớt

Trong vụ đông, khi nhiệt độ xuống thấp, kèm theo những đợt mưa phùn kéo dài, tạo nên độ ẩm cao là điều kiện thích hợp cho các loại nấm bệnh phát sinh và phát triển, làm cho cây trồng dễ mắc một số bệnh. Gần đây, qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy cây ớt ở một số vùng thuộc các địa phương như Hà Tây, Hải Phòng, Hải Dương đã bắt đầu bị nhiễm bệnh do một loại nấm mốc màu xám gây ra. Bệnh phát triển khá nhanh, ở vùng bãi ven sông có xu hướng nặng hơn ở nội đồng. Đó là bệnh thối xám (gray mold hay botrytis cinerea). Nếu không kịp thời phòng trừ, trong thời gian tới khi có những giai đoạn mưa phùn kéo dài, bệnh sẽ có nguy cơ phát triển trên diện rộng.

07/04/2012
Phòng Bệnh Thán Thư Cho Cây Ớt Ở An Giang Phòng Bệnh Thán Thư Cho Cây Ớt Ở An Giang

Theo Chi cục BVTV tỉnh An Giang, từ đầu mùa mưa đến nay bệnh thán thư trên cây ớt diễn ra rất nghiêm trọng. Kỹ sư Nguyễn Thị Mỹ Phụng - cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV tỉnh cho biết: Qua ghi nhận của Trạm BVTV các huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và huyện Châu Thành, cây ớt bị bệnh thán thư làm giảm năng suất từ 30-35%, cá biệt có nhiều nơi thiệt hại từ 70-80%.

07/04/2012