Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Nuôi Tôm Công Nghiệp Đạt Hiệu Quả

Để Nuôi Tôm Công Nghiệp Đạt Hiệu Quả
Ngày đăng: 29/08/2014

Thời gian qua, nông dân các huyện vùng Nam Cà Mau như Ðầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước đã phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp (NTCN), bên cạnh nhiều hộ trúng đậm đạt được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một vụ nuôi, cũng có rất nhiều người phải trả giá không hề nhỏ.

Vì thế bà con nông dân cần rà soát điều kiện của hộ mình, nghe ngóng thông tin thị trường và cần hướng đến những mô hình kinh tế hộ bền vững hơn, bởi muốn NTCN thành công đối với thẻ chân trắng cần phải đảm bảo nhiều điều kiện, không hề đơn giản.

Trước tiên, các điều cần phải xem xét tuân thủ là phải nằm trong vùng quy hoạch NTCN để có điều kiện hạ tầng như điện, nguồn nước có chất lượng đảm bảo, được tập huấn kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ khác từ phía nhà nước.

Tiếp theo mỗi hộ phải có mô hình thiết kế đồng ruộng phù hợp, bao gồm hệ thống ao nuôi với quy mô diện tích vừa sức quản lý; có khu ao lắng nước đủ sức cung cấp cho ao nuôi, nhất là trong điều kiện nguồn nước ở đâu cũng có thể bị ô nhiễm do không có kênh cấp - thoát nước riêng như hiện nay; phải có khu xả thải đảm bảo đủ sức chứa và xử lý đạt chuẩn nước thải lẫn bùn đáy trước khi đưa ra môi trường theo quy định.

Một điều kiện cần rất quan trọng khác là người trực tiếp nuôi, trực tiếp quản lý ao đầm phải được tập huấn kỹ thuật đầy đủ, có kiến thức, kinh nghiệm trong công việc nuôi tôm, đặc biệt là NTCN, hay cần có thiện chí học hỏi, chịu khó tìm hiểu về NTCN khi bắt tay vào vụ nuôi - họ phải nhận thức NTCN còn khó khăn hơn cả chăm chút con mọn của mình!

Và còn một điều không thể xem thường khác, là các địa phương cần có sự tổ chức lại sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết phù hợp để nhằm đảm bảo cho vùng nuôi an toàn, đạt hiệu quả cao nhất. Bởi khi đã có tổ chức sản xuất, người NTCN sẽ có nhiều điều lợi, như tập thể sẽ thống nhất mùa vụ nuôi, mùa cải tạo, xây dựng ao đầm, lấy nước, xử lý nước và thời điểm thả nuôi thích hợp cho từng vùng tuỳ điều kiện đất đai, nguồn nước….

Lưu ý là trong vùng NTCN không thể chấp nhận hình thức tư vấn dạo, bán hàng đa cấp của bất kỳ doanh nghiệp nào, mà phải có hợp đồng dịch vụ, tư vấn rõ ràng, đảm bảo cung ứng hàng hoá đạt chuẩn chất, được cán bộ khuyến nông viên cơ sở giám sát và có báo cáo định kỳ hay đột xuất về trên theo hệ thống.

Khi đã có được những điều cần nêu trên thì khi bắt tay vào vụ nuôi cần phải đảm bảo các điều kiện đủ rất quan trọng trong mỗi vụ nuôi, cụ thể:

Chuẩn bị đầy đủ mọi trang thiết bị, vật tư cần thiết phục vụ cho vụ nuôi, kể cả tiền vốn cũng sẵn sàng; ao đầm phải cải tạo đạt chuẩn, không thấm mọi và ổn định các thông số về môi trường nước nuôi, đủ độ sâu tối thiểu, nguồn nước cấp bù phải có chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng và đã qua lắng lọc, đã xử lý đảm bảo mọi yếu tố thuỷ lý hoá và sạch bệnh.

Con giống phải đạt chuẩn, đảm bảo sạch bệnh, khoẻ mạnh, linh động, đầy đủ phụ bộ và có nguồn gốc bố mẹ tốt, địa chỉ cung ứng uy tín rõ ràng. Người trực tiếp quản lý, chăm sóc, cho tôm ăn nhất thiết phải được tập huấn kỹ thuật NTCN nghiêm chỉnh đầy đủ và đảm bảo thực hiện mọi thao tác đúng quy trình kỹ thuật nhằm giám sát tốt sức khoẻ tôm đầy đủ, toàn diện và kịp thời từng ngày, từng giờ.

Phải quản lý thức ăn tôm đúng chuẩn chất, cho ăn đảm bảo đủ liều lượng và không được dư thừa nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện đầy đủ việc xi-phong đáy khi cần và quản lý, xử lý kịp thời thật tốt các thông số môi trường nước nuôi hằng ngày…

Khi tôm đến tuổi thu hoạch hoặc gặp sự cố dịch bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường cho nguồn nước chung, không xả nước bẩn nhiễm bệnh ra trực tiếp ngoài môi trường mà phải xử lý theo quy định tại trong khu xử lý đã thiết kế ban đầu.


Có thể bạn quan tâm

Chú Trọng Chất Lượng Để Cam Sành Bắc Quang Không Ngừng Vươn Xa Chú Trọng Chất Lượng Để Cam Sành Bắc Quang Không Ngừng Vươn Xa

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

10/11/2013
Cây Chanh Hứa Hẹn Hiệu Quả Trên Vùng Đất Mới Cây Chanh Hứa Hẹn Hiệu Quả Trên Vùng Đất Mới

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.

10/11/2013
Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

11/11/2013
Tôm Nuôi Thiệt Hại Giảm, Xuất Khẩu Tăng Mạnh Tôm Nuôi Thiệt Hại Giảm, Xuất Khẩu Tăng Mạnh

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

11/11/2013
Cần Tiếp Tục Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh Trên Tôm, Quản Lý Chất Lượng Con Giống Cần Tiếp Tục Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh Trên Tôm, Quản Lý Chất Lượng Con Giống

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.

11/11/2013