Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để nông sản vào khu công nghiệp

Để nông sản vào khu công nghiệp
Ngày đăng: 13/06/2015

Dịch vụ cung ứng chủ yếu thông qua các cơ sở nhỏ lẻ, hầu hết chưa đủ năng lực.

Do đó việc xây dựng hệ thống cung ứng dịch vụ hợp lý nhằm kết nối chặt chẽ giữa người SX và tiêu thụ trong các KCN nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên là hết sức cần thiết.

Hiện Bắc Ninh có 15 KCN và đang sử dụng khoảng 189.000 lao động, với đặc thù công việc tại các KCN thì người lao động sẽ phải sử dụng ít nhất 1 bữa ăn trong ngày tại nơi làm việc, có nghĩa là sẽ có khoảng 189.000 suất ăn được cung cấp bằng các hình thức tại KCN.

Ước tính tiêu thụ khoảng 8.836 tấn lương thực/năm; 5.050 tấn thịt các loại/năm; 1.851 tấn thủy sản/năm; 8.977.000 quả trứng/năm; 8.416 tấn rau xanh/năm.

Dự kiến đến năm 2020 số lượng công nhân trong các KCN tăng lên khoảng 270.000 lao động, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm cũng tăng theo. Tuy nhiên tỷ lệ tiêu thụ trong các KCN vẫn chiếm tỷ lệ không lớn so với khả năng SX của tỉnh.

Ngoài ra, Cty TNHH Thực phẩm OZION VINA tại KCN Yên Phong nhu cầu tiêu thụ khoai tây trung bình khoảng 4.000 - 4.500 tấn/năm và 75% nhập từ các tỉnh ngoài. Trong khi đó diện tích trồng khoai tây của tỉnh là 2.040,2 ha, sản lượng 26.343 tấn, đủ khả năng cung cấp.

Dự kiến giai đoạn 2015 - 2020 trung bình mỗi năm Cty OZION tiêu thụ khoảng 7.000 tấn, dự kiến diện tích trồng khoai tây là 3.000 ha/năm, sản lượng khoảng 40.500 tấn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của Cty.

Hiện có khoảng 14 đơn vị tham gia cung cấp xuất ăn công nghiệp thì chỉ có 3 Cty có trụ sở tại Bắc Ninh, 11 Cty có trụ sở tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các đơn vị cung cấp khoảng trên 110.000 - 120.000 suất ăn/ngày cho các KCN của tỉnh (chiếm khoảng 75% nhu cầu).

Trong đó một số đơn vị có khả năng cung cấp số lượng suất ăn lớn như Cty TNHH FOSECA Việt Nam (cung cấp khoảng trên 50.000 suất ăn/ngày), Cty Ba Sao, Hà Nội (cung cấp khoảng 25.000 suất ăn/ngày), Cty Ban Mai, Cty Phúc Thắng, Cty Hoàng Nhật Minh, Cty Nhật Lâm…, mỗi đơn vị có khả năng cung cấp hàng nghìn suất ăn/ngày.

Một số DN tự tổ chức bếp ăn tập thể cho công nhân, trong đó các đơn vị có số lượng công nhân khá nhiều như: Bujeon Việt Nam Electronic (5.000 suất/ngày), Cty TNHH SEIYO Việt Nam (1.080 suất/ngày), Cty TNHH Intops Việt Nam (2.000 suất/ngày), Cty TNHH DK UIL Việt Nam (1.100 suất/ngày), nhà máy sữa Tiên Sơn (600 suất/ngày) …

Tuy nhiên nguồn nguyên liệu lương thực, thực phẩm chủ yếu nhập ở ngoài tỉnh (khoảng trên 70%) chủ yếu được mua từ Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang…

Các cơ sở SX, kinh doanh cần nâng cao năng lực, hoàn thiện các điều kiện đáp ứng yêu cầu trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm trong các KCN.
Các vùng SX trọng điểm cần xây dựng tổ hợp tác trong SX và tiêu thụ sản phẩm. Có đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện được các yêu cầu trong việc thu gom và tiêu thụ sản phẩm...

Đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có khá nhiều cơ sở tham gia cung ứng, song quy mô còn ở dạng nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình.

Chưa có cơ sở, tổ chức có quy mô lớn với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, khả năng tài chính, tư cách pháp nhân đầy đủ đáp ứng được yêu cầu của đơn vị có nhu cầu lớn mà chủ yếu tham gia cung cấp phần nhỏ cho các đơn vị, bếp ăn có số lượng săn nhỏ nên thị phần tham gia còn hạn chế.

Trước tình hình trên, ngày 22/8/2014 UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt đề án kết nối tiêu thụ sản phẩm vào các KCN. Sau đó Sở NN-PTNT đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các địa phương và chỉ đạo các đơn vị chức năng trong Sở tích cực triển khai thực hiện.

Sở đã ban hành kế hoạch và triển khai đề án đến các cấp, các ngành, các huyện, thị xã, TP.

Đề án đã đưa ra một số mục tiêu cụ thể như sau: Đến cuối năm 2015 có từ 30 - 50% số lượng thực phẩm tiêu thụ trong các KCN được cung cấp bởi thị trường của tỉnh và đảm bảo yêu cầu về VSATTP; 80% các bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp được quản lý, giám sát đảm bảo ATTP.

Đến năm 2020 các vùng SX, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trọng điểm đã được quy hoạch phải đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu của các KCN.

Có 80% số lượng thực phẩm tiêu thụ trong các KCN được cung cấp bởi thị trường của tỉnh và đảm bảo yêu cầu về VSATTP; 100% các bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp được quản lý, giám sát đảm bảo ATTP.


Có thể bạn quan tâm

Ổn Định Sản Xuất Cho Người Dân Tái Định Cư Ổn Định Sản Xuất Cho Người Dân Tái Định Cư

Để ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng tỉnh ta không chỉ tạo điều kiện tối ưu về phát triển hạ tầng cơ sở mà còn triển khai nhiều giải pháp tổ chức, hỗ trợ sản xuất cho người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân TĐC đang dần tốt hơn, bà con yên tâm sản xuất...

15/07/2013
Chuyển Dịch Cây Ăn Trái Đúng Hướng Mang Lại Hiệu Quả Cao Chuyển Dịch Cây Ăn Trái Đúng Hướng Mang Lại Hiệu Quả Cao

Chỉ trong vòng 10 năm qua, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển nhanh diện tích vườn cây ăn trái với hơn 18.500 ha, sản lượng hàng năm trên 260.000 tấn trái cây.

16/07/2013
Nâng Chất Lượng Mía Nâng Chất Lượng Mía

Vụ mía 2012 - 2013, nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gặp không ít khó khăn do giá bán thấp. Trong khi, chi phí đầu tư tăng cao nên nông dân ít lợi nhuận. Tuy nhiên, có không ít hộ đã biết cách để nâng cao chất lượng mía, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

17/07/2013
Hàng Tấn Cá Nuôi Chết Trắng Vịnh Mân Quang Hàng Tấn Cá Nuôi Chết Trắng Vịnh Mân Quang

Trong nhiều ngày qua, hàng tấn cá nuôi trong các lồng bè của gần 30 hộ dân tại khu vực vịnh Mân Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bị chết ngửa bụng, phơi trắng một vùng vịnh và bốc mùi hôi thối. Thiệt hại lớn khiến các hộ dân hết sức lo lắng vì số tiền đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng.

18/07/2013
Nuôi Lươn Lót Bạt Nuôi Lươn Lót Bạt

Các xã An Long, Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) có hàng chục hộ nuôi lươn trong hồ lót bạt nilon và hồ xi măng. Mỗi đợt nuôi từ 8 - 12 tháng, xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

19/07/2013