Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững

Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững
Ngày đăng: 09/01/2013

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

Giải pháp nào để phát triển bền vững

Thực tế chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển chủ yếu theo quy mô gia đình, tập trung tại các vùng ven đô thị, bán đô thị, nơi có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, vốn, kỹ thuật, đầu ra, đầu vào…, với khỏang 95% hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô nhỏ dưới 10 con.

Theo tính toán, mỗi hộ nông dân chăn nuôi bò sữa cần phải phát triển đàn bò lên quy mô lớn hơn, gồm 40 con vắt sữa và 40 con không vắt sữa hoặc bê nhỏ để đạt được sản lượng sữa 500 - 600 kg mỗi ngày, cho thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 15 - 20 triệu đồng thì nông dân mới có thể sống được lâu dài với nghề nuôi bò sữa. Tuy nhiên, tại những vùng chăn nuôi bò sữa lớn hiện nay, điều này rất khó thực hiện do xu hướng đô thị hóa.

Từ thực tế này, FrieslandCampina Việt Nam đề xuất giải pháp: xây dựng các “Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững” - phát triển chăn nuôi bò sữa theo mô hình trang trại hộ gia đình tại những vùng đất phù hợp với điều kiện chăn nuôi bò sữa, và các ngành phụ trợ, được Nhà nước quy họach ổn định lâu dài, với những chính sách, hành lang pháp lý phù hợp.

Trước hết “Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững” phải là vùng có quỹ đất dồi dào và thổ nhưỡng khí hậu thích hợp cho việc nuôi bò sữa, trồng cỏ, trồng ngô làm thức ăn tự nhiên cho bò. Thứ hai, vùng này cần phải có sẵn hoặc được đầu tư để có cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi như giao thông, điện nước tối thiểu, cơ sở chế biến và cung ứng thức ăn, giống, thú y. Đặc biệt, nơi đây cần phải có hệ thống thu mua và chế biến sữa để đảm bảo đầu ra an toàn cho nông dân.

Ngoài ra, người nông dân tại vùng chăn nuôi phải được huấn luyện các kỹ thuật chăn nuôi, quản lý chất lượng, quản lý trang trại một cách chuyên nghiệp để có thể nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận - cơ sở để họ gắn bó với nghề lâu dài.

Cùng hợp tác, tạo lập giá trị chung

Muốn “Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững” có thể hình thành, cần có một kế hoạch tổng thể, với đầy đủ chi tiết và những bước đi thích hợp, có chính sách, quy hoạch của chính quyền, với sự phối hợp một cách tự nguyện của rất nhiều bên (chính quyền, doanh nghiệp, hộ nông dân…), đảm bảo tạo ra lợi ích chung và lợi ích lâu dài cho từng bên tham gia vào dự án.

Các hộ nông dân trong vùng có thể tham gia đầu tư nhân lực, vốn, đất đai lập trang trại chăn nuôi bò sữa. Họ sẽ được hỗ trợ huấn luyện đào tạo nghề nuôi bò sữa bài bản, được FrieslandCampina tư vấn, hỗ trợ giám sát để đảm bảo xây dựng được hệ thống trang trại đạt chuẩn, từng bước tăng năng suất, chất lượng sữa tươi và tiết kiệm chi phí. Sản phẩm sữa được bán trực tiếp cho hệ thống thu mua tại chỗ của FrieslandCampina. Trong khi đầu ra của họ được đảm bảo thì nhà máy sữa cũng có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định chất lượng cao. Ngoài ra, họ còn có thể cung cấp phân bón cho các hộ trồng trọt hay các nông trại khác trong vùng….

Không chỉ người nuôi bò sữa được lợi mà các thành phần kinh tế khác cũng được kích hoạt. Trại chăn nuôi bò sữa sẽ tiêu thụ sản phẩm của người cung cấp thức ăn gia súc tại địa phương và tiêu thụ sản phẩm (cỏ, ngô) của hộ trồng trọt, kích thích các hộ trồng trọt đầu tư nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng. Những người chăn nuôi bò sữa, những hộ trồng trọt cũng sẽ sử dụng các dịch vụ như giống, dịch vụ kỹ thuật, thú y, bảo vệ thực vật, thu hoạch, chế biến, máy móc thiết bị nông nghiệp, vốn, huấn luyện đào tạo…, tạo điều kiện cho những nhà cung cấp dịch vụ này cũng như nguồn nhân lực tại địa phương cùng phát triển.

“FrieslandCampina Việt Nam đang cùng một số tổ chức chuyên nghiệp của Hà Lan như công ty tư vấn xây dựng và quản lý dự án Fresh Studio, Đại học nông nghiệp nổi tiếng Hà Lan Wagenigen và trung tâm nghiên cứu của trường đại học này, công ty cung cấp thức ăn gia súc De Heus… tham gia tích cực vào việc hình thành dự án này cùng với các cơ quan hữu quan tại Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ tham gia vào dự án bằng cách huấn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nông dân tại các vùng triển khai dự án, đầu tư xây dựng hệ thống thu mua và kiểm tra chất lượng sữa tại chỗ, tổ chức các khóa huấn luyện nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ thú y và cung cấp dịch vụ kỹ thuật tại địa phương, đồng thời phối hợp và hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc theo dõi, quản lý, định hướng cho việc phát triển đàn bò trong khu vực…”, ông Lưu Văn Tân, phụ trách chương trình Phát triển ngành sữa của FrieslandCampina chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng Kiểm Tra, Xếp Loại Các Cơ Sở Kinh Doanh Thuốc BVTV Lâm Đồng Kiểm Tra, Xếp Loại Các Cơ Sở Kinh Doanh Thuốc BVTV

Ngoài Chi cục BVTV, từ đầu năm đến nay, ở cấp huyện cũng đã có 8 đơn vị (trong 12 huyện và TP) thực hiện kiểm tra, đánh giá và phân loại đối với 150 cơ sở (trong tổng số 625 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV của huyện) với kết quả: 43 cơ sở được xếp loại A, 103 cơ sở xếp loại B và 4 cơ sở chỉ đạt loại C.

31/07/2014
Chôm Chôm Nghịch Vụ Giá Cao Kỷ Lục Chôm Chôm Nghịch Vụ Giá Cao Kỷ Lục

Ước tổng sản lượng 4.000 m2 thu hoạch vụ nghịch này chỉ khoảng 3 tấn, với giá bán hiện tại sau khi trừ chi phí thu về lãi khoảng 70 triệu đồng.

09/04/2014
Long An Phân Bổ Trên 120 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Lúa Long An Phân Bổ Trên 120 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Lúa

Kinh phí hỗ trợ cho người sản xuất (các huyện, thị xã Kiến Tường, TP Tân An) là 60,291 triệu đồng, gồm: Đối với đất chuyên trồng lúa là 236.396,81 ha, mức hỗ trợ 250.000 đ/ha/6 tháng đầu năm 2014, số tiền 59,098 tỷ đồng; đối với đất lúa khác: 23.841,37 ha, mức hỗ trợ 50.000 đ/ha/6 tháng đầu năm 2014, số tiền 1,192 tỷ đồng.

31/07/2014
Phát Hiện Công Ty Sản Xuất Thuốc Thủy Sản Dùng Xử Lý Ao Nuôi Tôm Giả Phát Hiện Công Ty Sản Xuất Thuốc Thủy Sản Dùng Xử Lý Ao Nuôi Tôm Giả

Lúc 10 giờ ngày 8-4-2014, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Cần Thơ (PC46) đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH thuốc thú y thủy sản Hoàng Lâm (ở tổ 7, khu vực Thới Thuận, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy) do Lê Hoàng Nhựt (SN 1970) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty.

10/04/2014
Kiên Giang Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Phân Bón Kiên Giang Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Phân Bón

Ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

31/07/2014