Đề Nghị Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Bầu Bến Tại Huyện Lương Sơn (Hòa Bình)

Ngày 10/10, tại xã Hợp Thanh, phòng NN & PTNT huyện Lương Sơn (Hòa Bình) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi tổ chức tổng kết mô hình vịt bầu Bến tại 3 xã vùng Nam Lương Sơn (Cao Dương, Cao Thắng, Hợp Thanh).
Triển khai từ tháng 6 – 9/2013, mô hình chăn nuôi vịt bầu Bến có tổng kinh phí trên 83 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 80% con giống, 40% thức ăn và 40% thuốc thú y, còn lại do các hộ tham gia mô hình đầu tư. Với quy mô 1.000 con giống, có 5 hộ tham gia trên địa bàn 3 xã Cao Thắng, Hợp Thanh, Cao Dương.
Quá trình chăn nuôi, các hộ được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh. Kết quả cụ thể của mô hình: tỷ lệ sống đạt gần 90%, trọng lượng bình quân 2,2 kg/con. Đặc biệtsức đề kháng của vịt với dịch bệnh tốt, thích nghi rộng, chất lượng sản phẩm thịt, trứng có độ dinh dưỡng cao, thịt trắng, thơm ngon phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Sơ bộ tính toán, trừ mọi chi phí, hộ chăn nuôi thu lãi khoảng 30%. Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy kinh tế hộ, mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục và duy trì, phát triển giống vịt bầu Bến quý hiếm có nguồn gốc địa phương. Được biết, đây là giống vịt nội ở vùng Chợ Bến, là giống kiêm dụng thịt - trứng, có màu lông cánh sẻ sẫm, đầu to, cổ dài vừa phải, mỏ màu vàng - xám, chân thấp, trọng lượng khi trưởng thành đạt từ 2 – 2,5 kg, sản lượng trứng đạt từ 90 – 110 trứng/năm, nuôi tốt sẽ đạt 120 – 135 trứng/năm.
Tại hội nghị tổng kết, đại biểu các xã vùng Nam Lương Sơn đã đề nghị tiếp tục được mở rộng mô hình, trở thành sản phẩm hàng hóa, từng bước xây dựng thương hiệu vịt, chỉ giới địa chính vịt bầu Bến huyện Lương Sơn.
Có thể bạn quan tâm

Một kg cà chua đen bán tại vườn có giá 50.000 đồng, thậm chí lên tới gần 200.000 đồng khi đến tay người tiêu dùng, khiến các nhà vườn hào hứng trồng.

Thời gian qua, bằng những cách làm khác nhau, nông dân tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều mô hình, sáng kiến hay trong việc bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc, từng bước vượt qua những khó khăn do hạn hán kéo dài, tiếp tục ổn định đời sống, sản xuất và chăn nuôi hiệu quả.

Quy hoạch vùng mía tập trung đến năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt diện tích ổn định khoảng 9.000ha, sản lượng mía cây đạt 600-700 nghìn tấn/năm. Thế nhưng dù từng là vùng đất mía, diện tích QH mía của tỉnh không những không đạt mà còn giảm.
UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3 tỷ đồng, trong đó hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, số còn lại từ nguồn xã hội hóa và nguồn đối ứng của người dân.

Chất lượng kém, khiến muối Sa Huỳnh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, cuộc sống của diêm dân cũng lao đao. Dù thực trạng này đã lặp lại nhiều năm nay nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, triệt để…