Đề Nghị Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Bầu Bến Tại Huyện Lương Sơn (Hòa Bình)

Ngày 10/10, tại xã Hợp Thanh, phòng NN & PTNT huyện Lương Sơn (Hòa Bình) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi tổ chức tổng kết mô hình vịt bầu Bến tại 3 xã vùng Nam Lương Sơn (Cao Dương, Cao Thắng, Hợp Thanh).
Triển khai từ tháng 6 – 9/2013, mô hình chăn nuôi vịt bầu Bến có tổng kinh phí trên 83 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 80% con giống, 40% thức ăn và 40% thuốc thú y, còn lại do các hộ tham gia mô hình đầu tư. Với quy mô 1.000 con giống, có 5 hộ tham gia trên địa bàn 3 xã Cao Thắng, Hợp Thanh, Cao Dương.
Quá trình chăn nuôi, các hộ được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh. Kết quả cụ thể của mô hình: tỷ lệ sống đạt gần 90%, trọng lượng bình quân 2,2 kg/con. Đặc biệtsức đề kháng của vịt với dịch bệnh tốt, thích nghi rộng, chất lượng sản phẩm thịt, trứng có độ dinh dưỡng cao, thịt trắng, thơm ngon phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Sơ bộ tính toán, trừ mọi chi phí, hộ chăn nuôi thu lãi khoảng 30%. Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy kinh tế hộ, mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục và duy trì, phát triển giống vịt bầu Bến quý hiếm có nguồn gốc địa phương. Được biết, đây là giống vịt nội ở vùng Chợ Bến, là giống kiêm dụng thịt - trứng, có màu lông cánh sẻ sẫm, đầu to, cổ dài vừa phải, mỏ màu vàng - xám, chân thấp, trọng lượng khi trưởng thành đạt từ 2 – 2,5 kg, sản lượng trứng đạt từ 90 – 110 trứng/năm, nuôi tốt sẽ đạt 120 – 135 trứng/năm.
Tại hội nghị tổng kết, đại biểu các xã vùng Nam Lương Sơn đã đề nghị tiếp tục được mở rộng mô hình, trở thành sản phẩm hàng hóa, từng bước xây dựng thương hiệu vịt, chỉ giới địa chính vịt bầu Bến huyện Lương Sơn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Thiết bị câu sản xuất trong tỉnh có giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập khẩu của Nhật Bản. Sản xuất thiết bị câu cá ngừ đại dương là nội dung bổ sung của đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương bằng câu tay, kết hợp ánh sáng” do Chi cục thực hiện từ tháng 1/2013- 10/2014.

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.