Đề Nghị Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hỗ Trợ Hóa Chất Xử Lý Môi Trường Nuôi Tôm Ở Trà Vinh

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.
Nhằm để có nguồn hóa chất xử lý cải tạo ao hồ, tiêu diệt mầm bệnh ở những vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh tập trung, hạn chế sự lây lan mầm bệnh, khống chế không để bùng phát thành dịch, khôi phục sản xuất trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 80 tấn Chlorine từ nguồn hóa chất dự trữ Quốc gia để giúp tỉnh xử lý cải tạo ao hồ, tiêu diệt mầm bệnh môi trường vùng nuôi trong thời gian tới.
Hiện toàn tỉnh có 20.456 hộ thả nuôi hơn 1,5 tỉ con giống trên diện tích 19.660ha tôm sú, 1.947 hộ thả nuôi gần 500 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1.250ha; tuy nhiên, đến trung tuần tháng 5-2013 có hơn 370 triệu con tôm sú của 4.437 hộ bị thiệt hại (diện tích 3.520 ha), 172 triệu con tôm thẻ chân trắng của 676 hộ bị thiệt hại (diện tích gần 400 ha).
Nguyên nhân: qua kết quả phân tích mẫu tôm bệnh và khảo sát tình hình thực tế cho thấy đa số tôm nuôi bị thiệt hại do bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng cùng với thời tiết diễn biến bất lợi, nắng nóng kéo dài và mưa sớm đã làm cho nhiều vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh bị thiệt hại khá cao, tôm chết ở giai đoạn có thời gian nuôi từ 15 - 40 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 18/4/2014, Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo lần 2 đề tài “Chọn lọc giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân- Vĩnh Long”. Hội thảo đã tập trung thảo luận phẩm chất các giống khoai mới, nhu cầu thị trường trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Tưới nước ít hơn vẫn bảo đảm năng suất, thông tin này được giới khoa học đưa ra thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm của nông dân làm cà phê. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đang hiện hữu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, trong đó có sự sụt giảm mực nước ngầm phục vụ tưới tiêu cho cây trồng…

Giữa năm 2013, tại một số huyện trong tỉnh Đắk Nông, người dân đã đốn bỏ hàng trăm hécta ca cao bởi nhiều nguyên nhân như giá cả, dịch vụ thu mua kém, dịch bệnh… Tuy nhiên, hiện nay, giá ca cao tăng lên trở lại từ 50.000 - 57.000 đồng/kg hạt. Điều này cho thấy, thị trường ca cao đang có nhiều tiềm năng hứa hẹn đối với nông dân.

Sau khi thu hoạch xong tỏi đông xuân 2013-2014, bà con nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã khẩn trương bắt tay vào sản xuất gần 80 ha hành tháng 2 âm lịch. Đây là một trong những vụ hành chính vụ được bà con nông dân trên đảo kỳ vọng.

Cây râu mèo là vị thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Râu mèo được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.