Đề nghị Bộ Công Thương lấp lỗ hổng nhập khẩu đường

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mặt hàng đường theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu vào Việt Nam được quản lý rất chặt do được hưởng thuế suất ưu đãi. Đặc biệt, lượng đường lên tới 50.000 tấn của Hoàng Anh Gia Lai được hưởng thuế suất 2,5% do Bộ Công Thương ban hành Thông tư 08 theo ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, nội dung Thông tư không nêu đầy đủ các quy định để có đủ các điều kiện quản lý về hạn ngạch nhập khẩu như đã làm trước đây.
“Đề nghị Bộ Công Thương bổ sung số lượng và chủng loại đường mà Hoàng Anh Gia Lai được nhập khẩu vào Việt Nam. Bổ sung thời điểm và thời hạn cuối để nhập lượng đường 50.000 tấn này. Xác định rõ doanh nghiệp và các điều kiện cần đối với doanh nghiệp được phép nhập. Đề nghị Bộ Công Thương bổ sung để tránh tạo khe hở, dễ xảy ra gian lận thương mại, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất của mía đường trong nước”, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết.
Hiệp hội này cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét giá nhập khẩu trong hồ sơ nhập khẩu dùng làm căn cứ tính thuế và tham chiếu với giá của hai sàn giao dịch đường quốc tế nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp gian lận thuế nhập khẩu, thuế VAT thông qua việc giảm giá đường nhập khẩu trong hồ sơ. Bộ Công Thương và Hiệp hội Mía đường đã từng “khẩu chiến” xung quanh quy định cho phép nhập khẩu 50.000 tấn đường của Hoàng Anh Gia Lai.
Có thể bạn quan tâm

Bằng ý chí quyết tâm, không ngại khó khăn làm giàu từ chính đôi tay của mình, ông Trần Văn Thành (Út Củ Cải), nông dân ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) từng là hộ nghèo nay đã vươn lên khá giả với nghề trồng củ cải trắng.

Theo quy luật thị trường, trái cây thường rớt giá vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) và được giá vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Từ quy luật này, nhiều năm nay, các nhà vườn trồng bưởi, thanh long, mãng cầu đã xử lý cho cây ra trái vào mùa khô, giảm sản lượng vào mùa mưa để bán được giá cao hơn.

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đã trở nên khấm khá, nhờ có thu nhập cao từ sản xuất ngô thương phẩm. Mỗi năm, với 1 ha ngô, trừ mọi chi phí, người trồng có lãi từ 40-50 triệu đồng. Từ sản xuất ngô, cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hai năm trở lại đây, việc khai thác ngao giống trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đưa vào ương nuôi đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn với người nuôi trồng thủy hải sản tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, TT-Huế.

Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.