Đề nghị Bộ Công Thương lấp lỗ hổng nhập khẩu đường

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mặt hàng đường theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu vào Việt Nam được quản lý rất chặt do được hưởng thuế suất ưu đãi. Đặc biệt, lượng đường lên tới 50.000 tấn của Hoàng Anh Gia Lai được hưởng thuế suất 2,5% do Bộ Công Thương ban hành Thông tư 08 theo ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, nội dung Thông tư không nêu đầy đủ các quy định để có đủ các điều kiện quản lý về hạn ngạch nhập khẩu như đã làm trước đây.
“Đề nghị Bộ Công Thương bổ sung số lượng và chủng loại đường mà Hoàng Anh Gia Lai được nhập khẩu vào Việt Nam. Bổ sung thời điểm và thời hạn cuối để nhập lượng đường 50.000 tấn này. Xác định rõ doanh nghiệp và các điều kiện cần đối với doanh nghiệp được phép nhập. Đề nghị Bộ Công Thương bổ sung để tránh tạo khe hở, dễ xảy ra gian lận thương mại, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất của mía đường trong nước”, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết.
Hiệp hội này cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét giá nhập khẩu trong hồ sơ nhập khẩu dùng làm căn cứ tính thuế và tham chiếu với giá của hai sàn giao dịch đường quốc tế nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp gian lận thuế nhập khẩu, thuế VAT thông qua việc giảm giá đường nhập khẩu trong hồ sơ. Bộ Công Thương và Hiệp hội Mía đường đã từng “khẩu chiến” xung quanh quy định cho phép nhập khẩu 50.000 tấn đường của Hoàng Anh Gia Lai.
Có thể bạn quan tâm

Tạo ra giống chữa bệnh giá cao, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám... đang là những giải pháp mới giúp gia tăng giá trị hạt gạo ngoài chuỗi sản xuất khép kín thông thường.

Giảm 105 USD mỗi tấn so với cùng kỳ năm ngoái khiến gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam rẻ hơn Thái Lan 20 USD, Campuchia 80 USD và Brazil tới 160 USD.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?

Gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao (còn gọi gạo dược liệu) được khách hàng châu Âu tìm đến tận ruộng đặt mua với giá cao ngất ngưởng.

Chán sự gò bó, suốt ngày quanh quẩn trong nhà máy khi làm công nhân, anh Quách Thành Nguyên (32 tuổi, ngụ KP.12, xã Long Đức, H.Long Thành, Đồng Nai) quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi bồ câu.