Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Hành Tây To Củ, Năng Suất Cao

Để Hành Tây To Củ, Năng Suất Cao
Ngày đăng: 15/06/2012

Các tài liệu nghiên cứu về hành tây đã cho thấy, để đạt năng suất hành tây khoảng 30 tấn/ha thì cần 116kg N + 44kg P205 + 144kg K20.

Công thức phân bón khuyến cáo bón cho hành tây (theo IFA) là: (100 - 200kg) N + (100 - 200kg) P205 + (200 -300kg) K20.

Còn tại các vùng trồng hành ở Việt Nam thì khuyến cáo bón từ 15 - 20 tấn phân hữu cơ + (92 - 115kg) N + (64 - 80kg) P205 + (100 - 150kg) K20/ha. Nếu quy ra phân bón thương phẩm thì trên 1 ha có thể bón: (200 - 250kg) ure + (400 - 500kg) phân super lân + (200 - 300kg) K2S04.

Đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng, hành tây sẽ cho năng suất cao, trái to.

Quy trình bón cụ thể như sau (tính cho 1.000m2): Bón lót: 2 tấn phân chuồng hoai + 100% phân lân + ¼ lượng phân đạm + ¼ lượng phân K2S04. Bón thúc lần 1 vào thời kỳ cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày) với liều lượng phân đạm (5 - 7,5kg ure). Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 - 20 ngày với liều lượng: ¼ Lượng đạm (5 - 7,5kg ure)+ ¼ lượng phân K2S04 (kết hợp vun gốc). Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 - 20 ngày: Bón hết số phân đạm và kali còn lại (1/4 lượng đạm + ¼ lượng phân K2S04), kết hợp vun gốc.

Yêu cầu của các lần bón thúc là phải đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng.

Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK thì dùng như sau: Bón lót: 1 - 2 tấn phân hữu cơ chế biến (hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh, nếu ở các tỉnh phía Bắc có thể sử dụng phân hữu cơ Quế Lâm, Thiên Ân, còn phía Nam sử dụng phân hữu cơ Humix, Bacte.55...) phối hợp với phân lân nội địa. Nếu đất chua (pH

Bón thúc lần 1 vào thời kỳ hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày): Sử dụng phân NPK (25-10-10 +TE) với liều lượng 100 kg/ha (10kg/1.000m2) hoặc phân bón SV(17-5-21 +TE) với lượng 100kg/ha.

Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 - 20 ngày: Tiếp tục sử dụng phân NPK (25-10-10+TE) với liều lượng 150kg/ha (10 kg/1.000 m2) hoặc phân bón SV (17-5-21+TE) với lượng 150kg/ha. Nếu thấy hành lá nhỏ và xanh nhạt thì bón thêm 5 - 7kg ure/1.000 m2 = 50 - 70kg ure/ha.

Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 - 20 ngày: Sử dụng phân NPK(15-7-15+TE) với liều lượng 150kg/ha (10kg/1.000m2) hoặc phân bón SV(17-5-21+TE) với lượng 150kg/ha. Chú ý riêng lần bón thúc 3 cây hành rất cần phát triển củ to nên phải bón thêm 100kg K2S04/ha (10kg K2S04/1.000 m2).

Có thể bạn quan tâm

Trồng dưa hấu lấy nụ thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/ha Trồng dưa hấu lấy nụ thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/ha

Chuyển từ hình thức trồng dưa hấu lấy trái truyền thống, thời gian gần đây, nông dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện trồng dưa hấu lấy nụ cho lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.

07/07/2015
Trồng nấm nghề mới, thu nhập cao ở Sơn Động Trồng nấm nghề mới, thu nhập cao ở Sơn Động

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

07/07/2015
Nông dân Phước Sơn đầu tư máy liên hợp thu hoạch bắp Nông dân Phước Sơn đầu tư máy liên hợp thu hoạch bắp

Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.

07/07/2015
Nỗ lực cứu chè Nỗ lực cứu chè

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.

07/07/2015
Triển vọng từ cây dứa Cayenne Triển vọng từ cây dứa Cayenne

Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

08/07/2015