Để Dơi Không Phá Nhãn

Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. Vậy phòng chống dơi bằng cách nào?
- Dùng lá cói hay lá dừa nước đan lại thành từng tấm hoặc dùng giấy vỏ bao xi măng, bao xác rắn, bao tải cũ hoặc những túi chuyên dùng bao trái cây để bao từng chùm lại khi trái sắp chín. Nên thu hái tập trung dứt điểm hết từng cây, từng vườn trong ngày, không nên hái dở dang rồi để qua đêm đến ngày hôm sau mới hái tiếp thì đêm đó dơi sẽ đến phá hoại, thiệt hại lớn.
- Nên xử lý cho nhãn ra hoa kết trái tập trung, đồng loạt (vận động nhiều chủ vườn xung quanh đó cùng làm trên diện tích rộng) cũng sẽ giảm bớt được tác hại do dơi gây ra.
- Trước khi thu hoạch trái khoảng 15 ngày, dùng cóc, nhái, chuột giã dập cho chết thối rồi buộc vào các đầu que, đem treo mỗi cây vì ba con vật này làm cho dơi sợ không dám tới gần.
- Có thể dùng lưới nilon bao hết cả cây hoặc bao kín những khu vực có nhiều trái, sau vụ thu hoạch nhãn lại cất lưới đi để vụ sau sử dụng.
- Dùng ống tre trúc hay ống nước bằng nhựa (loại nhỏ) cắt thành từng đoạn dài khoảng 10cm rồi dùng giẻ thấm dầu nhớt, cặn thuốc trừ sâu có mùi hôi nồng cho thấm vào giẻ, nhét vào ống, rồi treo các ống này lên cây, dơi sẽ ít đến gây hại.
Có thể bạn quan tâm

Để bảo quản được lâu cần hái đúng độ chín, không nên để quả chín trên cây rồi mới hái, vì quả sẽ nhạt, độ tươi ngon sẽ giảm do đó không giữ được phẩm chất của giống, mặt khác hái quá độ chín sẽ không giữ được lâu.

Nhãn cùng họ với cây vải, chôm chôm, là cây á nhiệt đối và nhiệt đới. Nhãn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, quả nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp.

Nhãn PH1 là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, mau cho thu hoạch. Mong muốn của tôi là có nhiều người trồng giống nhãn này và xây dựng vùng chuyên canh nhãn PH1 ở Hưng Yên

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ. Dấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lân lên có hình tròn hoặc góc cạnh, lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám, nhạt. Hơn nữa, giữa lá và phần xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt.

Là một trong các nhân tố chủ yếu hạn chế sự sinh trưởng của nhãn, trong mùa đông nhiệt độ thấp nhất có thể hạ xuống rất thấp. Lúc này sẽ làm cho cây bị rét hại. Nếu vùng đố bị sương tuyết thì không thích hợp cho làm vườn trồng.