Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để con cá tra có thể làm giá

Để con cá tra có thể làm giá
Ngày đăng: 29/05/2015

Chính vì thế, sản phẩm cá tra phi lê của Việt Nam hiện chiếm 80% thị phần thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nước ta chiếm thế thượng phong trong việc định giá mặt hàng này. Tuy nhiên, dõi theo hành trình xuất ngoại của con cá tra thời gian qua có thể thấy mọi thứ dường như ngược lại. Từ vị thế một sản phẩm độc quyền, chỉ sau một thời gian xuất khẩu, giá cá tra bắt đầu giảm mạnh.

Thậm chí, khi sản lượng cá tra càng xuất đi nhiều thì giá bán lại càng rớt thê thảm. Những năm cuối thập niên 90, giá cá tra chào bán của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ bình quân khoảng 4,93 USD/kg thì những năm gần đây chỉ còn dao động ở mức 1,8 - 2,5 USD/kg, giảm khoảng 40%. Điều đáng nói là giá cá giảm mạnh trong khi chi phí đầu vào (thức ăn, nhân công, thuốc thú y…) để nuôi cá không ngừng leo dốc...

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Một trong những nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp cạnh tranh nội bộ, phá giá lẫn nhau. Thật đáng buồn! Bởi giá cá tra giảm liên tục khiến các nhà nhập khẩu ngày càng ngán ngẩm với mặt hàng này vì không phải lúc nào các nhà nhập khẩu cũng mong muốn mua cá với giá rẻ.

Mặc dù mua vào giá rẻ nhưng giá ngày hôm sau lại giảm mạnh hơn hôm trước gây nên tình trạng "loạn giá" khiến doanh nghiệp nhập khẩu khó kiếm lời. Không chỉ vậy, cách làm ăn "chộp giựt, bát nháo" này đã để lại ấn tượng xấu cho khách hàng nước ngoài. Đó là chưa kể con cá tra còn phải vượt biết bao rào cản kỹ thuật, thương mại rồi truyền thông bôi nhọ tại nước ngoài... Làm gì để nâng giá bán và trả lại giá trị thực của cá tra? Đây là một vấn đề nhức nhối được đặt ra nhiều năm qua.

Theo các chuyên gia trong ngành, tình trạng tranh mua, tranh bán, đua nhau hạ giá bán như hiện nay một phần không nhỏ là do khâu quản lý nhà nước chưa tốt. Do đó, bên cạnh việc quy hoạch lại sản xuất, xúc tiến thương mại, ngành chức năng cần xây dựng giá sàn xuất khẩu đối với cá tra. Mức giá sàn này tuyệt đối phải căn cứ vào thực tế sản xuất cá tra và phù hợp giá cá phi lê thịt trắng trên thị trường thế giới. Nhiều chuyên gia thủy sản cũng khuyến cáo phải đa dạng hóa sản phẩm cá tra xuất khẩu (cá tẩm bột, tẩm gia vị; các sản phẩm làm từ da, xương cá...), thay vì chỉ xuất khẩu cá phi lê như hiện nay. Điều này không chỉ giúp tăng giá trị, mà còn giúp giảm nguy cơ bị các nước kiện bán phá giá...

Một số ý kiến cho rằng, con cá tra đã quá quen thuộc là loại cá giá rẻ khi xuất ra thế giới. Vì vậy, để nâng được giá bán là rất khó. Để con cá tra có thể "làm giá", trước hết phải tìm một sản phẩm thay thế. Và con cá rô phi được xem là bước đệm để nâng giá cá tra. Nhu cầu cá rô phi tại thị trường thế giới đang tăng cao.

Trong khi điều kiện ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL có thể nuôi loài cá này quanh năm. Người nuôi có thể mở rộng diện tích hoặc tận dụng diện tích bị treo ao của cá tra để nuôi cá rô phi. Rút kinh nghiệm sâu sắc từ con cá tra, trong giai đoạn đầu xuất khẩu, doanh nghiệp Việt phải định giá thật tốt cho sản phẩm cá rô phi.

Một khi con cá rô phi phát triển thì đồng nghĩa với việc diện tích, sản lượng cá tra sẽ giảm xuống. Điều này dẫn đến nguồn cung cá tra giảm, cầu lớn hơn cung thì doanh nghiệp có thể từng bước một nâng giá con cá tra... Hơn thế, đây là cơ hội để nước ta phát triển thêm một đối tượng thủy sản tiềm năng mới- con cá rô phi.

Như vậy, đường đi của con cá tra đã được vạch rõ. Vấn đề còn lại là ngành chức năng, doanh nghiệp và người nuôi bắt tay vào làm như thế nào để đạt được kết quả như mong đợi, đưa con cá tra về đúng giá trị thực của nó...


Có thể bạn quan tâm

20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha 20 DN Tham Gia Mở Rộng Cánh Đồng Lớn Trên 20.000 Ha

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.

12/11/2014
Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn Muối Sạch Trải Bạt Giúp Diêm Dân Sống Ổn

Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.

12/11/2014
Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

12/11/2014
Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014