Để có những vụ tôm nuôi mới thắng lợi
Trước tiên, hãy xem xét các điều kiện hạ tầng phục vụ có đảm bảo cho việc nuôi tôm, nhất là khi muốn nuôi tôm công nghiệp, như nguồn nước, đường điện, giao thông thủy bộ đi lại, đồng vốn, kiến thức quản lý, kỹ thuật và khả năng nắm bắt thông tin về thị trường vật tư, tình hình dịch bệnh… liệu có thể chủ động được không?
Tiếp theo là vấn đề kiến thiết đồng ruộng, sênh vét lại ao đầm, đặc biệt là để phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp được thành công như bà con mong muốn, liệu có đảm bảo? Đây là những công việc đòi hỏi có đồng vốn và rất cần sự quy hoạch ổn định, cần sự chỉ đạo nhất quán và chính sách đầu tư hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Và quan trọng hơn nữa là cần sự đồng thuận hưởng ứng thực hiện nghiêm chỉnh của nông dân về quy hoạch, vì nó vừa là một vấn đề bức xúc, mang tính khoa học, nhằm đảm bảo phục vụ sản xuất một cách bền vững lâu dài, vừa hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế hộ tổng hợp theo hướng sản xuất đa canh, đa cây con.
Cần chú ý các vấn đề kỹ thuật trực tiếp trong mỗi vụ nuôi, như chọn mùa vụ, chọn thời điểm thả giống sao cho né được bệnh mà lại bán được giá khi thu hoạch, vì được lợi hay chịu thiệt hại đôi khi chỉ cách nhau đôi ba tuần nên càng phải thận trọng.
Phải nghiêm chỉnh tuân thủ nuôi theo hệ thống quản lý chất lượng nào đó như VietGap, nuôi sinh thái, công nghệ vi sinh… để bán được cho khách hàng, thị trường có yêu cầu. Điều quan trọng hơn là trong tình hình kênh rạch cạn kiệt do phù sa bồi lắng, thiếu nguồn nước tốt, thì dù nuôi hình thức nào cũng phải thiết kế ao đầm phù hợp mà hai yếu tố không thể thiếu là ao hay khu lắng phục vụ xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi tôm hay cấp bù khi cần và khu xử lý nước, bùn, chất thải sênh vét sau mỗi vụ nuôi, hay khi vụ nuôi gặp sự cố.
Vấn đề chọn con giống tốt, thức ăn đạt chuẩn - chất lượng, cách cho ăn đúng kỹ thuật và việc theo dõi chăm sóc, đối phó các vấn đề thay đổi môi trường ao nuôi phải được tuân thủ quy trình chặt chẽ, đặc biệt là nuôi vụ nào ra vụ nấy, không nên thả giống nối vụ. Phải thận trọng trong sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh tôm, sao cho đảm bảo được thời gian cách ly và không dùng kháng sinh bị cấm.
Những mô hình nuôi tôm nương theo sinh thái nhờ cắt vụ, luân canh hay chuyển vụ hoặc xen canh có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng thuốc diệt cá tạp rất có hiệu quả. Cụ thể, các loại hình nuôi quảng canh thì thả giống mật độ vừa phải theo mùa vụ thuận, không thả nối và không dùng thuốc diệt cá tạp, mà chỉ dùng các công cụ truyền thống như lưới, lú… bắt tỉa, giữ mật số cá thể cua cá hợp lý để không ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Còn nếu nuôi tôm công nghiệp, sau khi nuôi 1 - 2 vụ tôm thì ngừng nuôi, cho ao đầm nghỉ ngơi bằng cách giữ ngọt hóa một hai vụ hay vài tháng rồi xử lý cải tạo thật kỹ, hoặc thay đổi đối tượng nuôi, chuyển hệ sinh thái từ mặn - lợ với tôm sú sang hệ sinh thái ngọt hóa trong suốt một mùa mưa với cây con hệ sinh thái ngọt.
Hoặc giữ hệ sinh thái ngọt một thời gian nhất định 4 - 5 tháng trong mùa mưa để cắt giữa hai vụ nuôi liên tiếp và kết hợp nuôi các loại thủy sản có giá trị về mặt kinh tế, môi trường, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cá phi, cá kèo, cá chình, cá chẻm, đặc biệt là sò huyết, cua biển… nhằm cắt nguồn lây truyền bệnh cho tôm, tạo điều kiện cho ao đầm phục hồi lại các yếu tố môi trường có lợi cho con tôm ở vụ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.

Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.

Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội” được UBND thành phố phê duyệt tháng 2 - 2012 và giao Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội (công ty) làm chủ đầu tư. Sau hơn hai năm thực hiện bước đầu đã đạt kết quả khả quan.

Chị Chuẩn lý giải rất hợp lý: Chăn nuôi trâu bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn và điều kiện chăn thả cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó, chỉ cần tầm 7 triệu đồng là đã có một cặp dê giống. Hơn nữa, dê còn có khả năng kháng bệnh cao và không chiếm quá nhiều diện tích đất làm chuồng trại, nên mô hình này rất phù hợp với những ai ít vốn hoặc những người mới bắt đầu khởi nghiệp.