Để Có Hạt Thóc Giống Mẩy

Vụ xuân muộn gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là các giống lúa thuần, tuy năng suất các giống lúa thuần không cao bằng giống lúa lai nhưng có ưu điểm là năng suất, chất lượng ổn định, thích nghi rộng với nhiều loại đất khác nhau, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, dịch bệnh cao, thích hợp với trình độ thâm canh trung bình đến khá, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của đa số hộ nông dân.
Chọn hạt giống lúa mẩy chắc chỉ áp dụng đối với các giống lúa thuần, rêng hạt giống lúa lai hai, ba dòng được sản xuất bằng công nghệ khác, nhiều hạt giống nội nhũ chưa hoàn chỉnh, mục đích sản xuất giống chủ yếu là phát huy ưu thế lai ở thế hệ sau nên không áp dụng biện pháp kỹ thuật này.
Hạt giống thóc mẩy có đủ lượng dinh dưỡng chứa trong nội nhũ nuôi cây mạ từ lúc nảy mầm đến 3 lá thật. Hạt giống mẩy do có đủ dinh dưỡng nên có tác dụng làm tăng sức nảy mầm (hạt nảy mầm sớm hơn, khoẻ hơn) và tăng tỷ lệ nảy mầm (hạt nảy mầm nhiều hơn) nên dược mạ đảm bảo độ đồng đều cao, dảnh mạ to khỏe, chất lượng mạ cũng tốt hơn.
Để chọn được hạt giống mẩy người ta áp dụng phương pháp tỷ trọng để loại trừ hạt lửng, hạt lép, hạt cỏ các loại, cách làm như sau: Lấy bùn ao pha loãng với nước cho vào thùng nhựa, chum vại có dung tích khoảng 10-20lít. Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch bùn làm dụng cụ đo tỷ trọng, với loại thóc tẻ khi nào thấy quả trứng nổi nằm ngang lập lờ trên mặt nước, phần nổi bằng khoảng đồng xu kim loại 5.000đ là vừa, (nếu trứng chìm cần cho thêm bùn, ngược lại trứng nổi nhiều cần cho thêm nước), ta đổ thóc giống vào, các hạt chắc mẩy chìm xuống đáy giữ lại. Hạt lửng, hạt lép nổi lên trên mặt nước, vớt bỏ. Tiếp tục thử tỷ trọng nước sau khi vớt hạt giống bằng quả trứng, và cho tiếp thóc giống vào cho đến khi hết lượng giống cần gieo.
Thóc nếp thường có tỷ trọng nhỏ hơn thóc tẻ, dụng cụ do tỷ trọng bằng quả trứng chỉ cần nổi lập lờ nhỏ hơn đồng 5.000đ là được
Có thể dùng 2,3kg muối ăn hoà tan với 10 lít nước rồi cũng dùng quả trứng làm phao thử giống nước bùn loãng, các bước tiến hành làm tương tự như trên. Chú ý hạt thóc lửng ngâm nước muối nếu cho gia cầm ăn cần phải rửa kỹ cho sạch nước muối trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh lúa von là loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme Shel gây nên do nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng

Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%). Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp thành hình tròn

Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe).

Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ

Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.